TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO TRÌNH PHẦN III NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -2

Size: px
Start display at page:

Download "TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO TRÌNH PHẦN III NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -2"

Transcription

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NHẬP MÔN TIN HỌC PHẦN III NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -2 Giảng viên: ĐÀO TĂNG KIỆM Bộ môn : TIN HỌC XÂY DỰNG Hà nội

2 Chương 4 CHƯƠNG TRÌNH CON I. Khái niệm chung đặc điểm 1. Khái niệm chung: Ở những chương trước chúng ta mới làm quen với cấu trúc của chương trình chính, trong đó để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề, tất cả các lệnh đều nằm trong một chương trình và thực hiện các lệnh từ trên xuống dưới. Với những bài toán lớn, theo cấu trúc này chương trình chính rất dài, cồng kềnh, khó kiểm soát và không thể phân chia cho nhiều nhóm thực hiện đồng thời một lúc. Từ đó hình thành ý tưởng xây dựng chương trình con là một mô đun độc lập, kết nối với chương trình chính và các chương trình con khác qua đầu vào và đầu ra, chia nhỏ chức năng và cấu trúc chương trình chính thành nhiều mô đun nhỏ, trong đó chương trình chính là chương trình điều khiển quá trình tính toán của chương trình con. Trong những năm đầu khi bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ lập trình, người ta chưa thiết lập được cấu trúc Chương trình con. Trong quá trình phát triển các ngôn ngữ đã có, cùng với nhu cầu của người sử dụng, những tiện lợi mà chương trình con mang lại, sự phát triển các ngôn ngữ đã có và khi xây dựng ngôn ngữ lạp trình mới đều hướng đến việc tổ chức chương trình con. Ưu điểm khi sử dụng cấu trúc chương trình con: - Cấu trúc chương trình chính trở nên gọn, mạch lạc, dễ hiểu. - Không lặp lại các phần tương tự. - Vì là một mô đun độc lập, chương trình con có thể sử dụng nhiều lần trong một chương trình hoặc ở các chương trình khác nhau. - Dễ kiểm tra, theo dõi trong quá trình thử nghiệm. 2. Đặc điểm của Chương trình con: - Là một đơn vị chương trình độc lập, hoàn chỉnh, cũng bao gồm 3 phần: tên chương trình, phần khai báo và phần thân. Chương trình con có thể giải quyết một vấn đề trọn vẹn và được sử dụng nhiều lần qua lời gọi nó trong chương trình chính. - Toàn bộ các Chương trình con đặt ở cuối phần khai báo trong chương trình chính. - Các biến trong chương trình con chỉ có tính chất cục bộ (chỉ có tác dụng trong bản thân chương trình đó). Trong chương trình con có thể sử dụng tất cả các lệnh như chương trình chính. - Thứ tự khai báo các chương trình con không quan trọng nếu các chương trình độc lập với nhau. Khi các chương trình con gọi đến nhau thì phải xếp theo một trật tự nào đó nếu. Ví dụ chương trình con A gọi đến chương trình con B thì B phải khai báo trước A. - Trong Pascal có 2 loại chương trình con: chương trình con dạng hàm (Function) và chương trình con dạng thủ tục (Procedurre). - Chương trình con chỉ được tham chiếu đến nếu nó được gọi từ chương trình chính. Bộ môn Tin học Xây dựng 2

3 - Mỗi lần gặp lời gọi chương trình con, chương trình chính chuyển đến chương trình con và thực hiện chúng, sau khi thực hiện, nó quay trở về chương trình chính thực hiện câu lệnh ngay sau lời gọi chương trình con. Minh họa cấu trúc của chương trình chính và chương trình con: Cấu trúc chương trình Chú thích Program Tên_chương_trình_chính; Lebel Const- Type Các khai Var (Khai báo Các biến chung ) báo chung Function Tên_hàm ( Danh_sách_tham_số_hình thức) : kiểu_hàm ; { Phần khai báo các biến cục bộ của hàm} Begin Các câu lệnh của chương trình con ạng hàm Procedure Tên_Thủ_tục (Dsach_Tham_số_hình_thức); { Phần khai báo các biến cục bộ của thủ tục} Begin Các câu lệnh của chương trình con thủ tục; BEGIN Các lệnh ; Lời gọi chương trình con; END. II. Thủ tục và hàm cách khai báo của chính CT Khai báo các Chương trình con - Nội dung các chương trình con Phần thân của chương trình chính Phần khai báo của chương trình chính 1. Hàm Function: Chương trình con dạng hàm dùng để tính cho các hàm hoặc xử lý cho những bài toán chỉ tính và xuất một kết quả. Đặc điểm của chương trình con dạng hàm: - Tên chương trình con là tên biến chứa kết quả. - Dùng cho các bài toán chỉ tính 1 kết quả - Trong phần thân của chương trình con phải có một phép gán có chứa tên của CTC. - Lời gọi chương trình con hàm phải nằm trong thành phần của biểu thức hoặc phép gán và kết quả của chương trình con được lấy ra từ đó. Cấu trúc chương trình con dạng hàm: Function Tên_hàm ( Danh_sách_tham_số_hình thức) : kiểu_hàm ; { Phần khai báo các biến cục bộ của hàm} Begin Bộ môn Tin học Xây dựng 3

4 Các câu lệnh; Tên_hàm:= Biểu_Thức.... Ví dụ: Để tính các hàm: F1 = a.x + 5b. x 2 (a+b). xy F2 = (7.a-c).x + b 2. x 2 + (a-b). xy F3 = c.x + (a+c). x 2 (a 2 +b 2 ). xy F4 = (a/2).x + 5b. x b. xy - Chúng ta nhận thấy các hàm có 1 cấu trúc giống nhau có thể tổng quát hóa qua công thức : F= a1.x + a2. x 2 +a3. xy Trong đó a1, a2, a3 có các giá trị khác nhau trong các hàm F1,.. F4. Chúng ta thiết lập một chương trình con dạng Function để tính cho một hàm đại diện, và sau đó gọi chúng ra tính cho các hàm F1..F4 như sau: - Chương tình con tính cho một hàm F bất kỳ: Nội dung Giải thích Function F ( a1, a2, a3 : real) : real; Var x,y : real ; Begin F := a1* + a2* x 2 +a3* x*y ; Writeln ( Gia tri cua ham ); a1,a2,..ten : các tham số hình thức Khai báo 2 biến x,y lấy tên trùng với tên trong CT chính Thân của chương trình con, tính cho hàm F bất kỳ và sau đó in kết quả - Để tính toán cho các hàm F1,..F4 ta viết đoạn chương trình chính sau: Program Tinh_ham; Chương trình chính Var a,b,c, F1,F2,F3,F4,x,y : real ; Khai báo các tham số thực sự BEGIN Writeln ( Nhap du lieu ); Write ( Nhap cac gia tri a,b,c ); Readln ( a,b,c); Write ( Nhap cac gia tri x,y ); Readln ( x,y); Writeln ( KET QUA ); F1:= F ( a, 5*b, - (a+b) ) ; Writeln ( F1=, F1:8:2 ); F2:= F ( 7*a-c, sqr(b), (a-b) ) ; Writeln ( F2=, F2:8:2 ); F3:= F ( c, (a+c), - (a*a+b*b)) ; Writeln ( F3=, F3:8:2 ); F4:= F ( a/2, 5*b, - 120*b ) ; Writeln ( F4=, F4:8:2 ); Readln ; END. Nhập dữ liệu cho chương trình chính Gọi 4 lần CTcon tính hàm, mỗi lời gọi tính cho một hàm, ví dụ để tính F1 thay các tham số hình thức bằng các tham số thực sự như sau: a1= a; a2=5*b ;a3=a+b; Bộ môn Tin học Xây dựng 4

5 2. Thủ tục - Procedure: Đặc điểm của thủ tục: có thể dùng để tính cho bài toán bất kỳ. - Tên của chương trình con là một tên bất kỳ, theo cách đặt tên của Pascal. - Thủ tục có thể tính và xuất cho nhiều kết quả. Cấu trúc chương trình con dạng thủ tục: Procedure Tên_thủ_tục ( Danh_sách_tham_số_hình thức) ; { Phần khai báo các biến cục bộ của thủ tục} Begin Các câu lệnh;.... Ví dụ: Viết chương trình con nhập dữ liệu cho ma trận X bất kỳ có kích thước m hàng, n cột. Procedure Nhap_ma_tran ( Var m,n: integer; Var X :MT) ; Var i,j :integer; Begin Write (' m, n = '); Readln (n,m); for i:=1 to m do for j:=1 to n do write (' X[', i, ',', j,']= ' ); readln (X [i,j]); end Chú ý: trong tham số hình thức đối với mảng, không được khai báo trực tiếp, do vậy, để khai báo cho X, trong chương trình chính phải mô tả trước kiểu, dùng lệnh Type ví dụ: Type MT=array[1..15,1..15] of real; (Tham khảo thêm ví dụ của chương trình con trong các ví dụ tổng hợp ở phần sau). 3. Biến toàn cục và biến cục bộ: Biến toàn cục (tổng thể) là các biến của chương trình chính, các biến thực sự của chương trình và chỉ được đặt trong phần khai báo của chương trình chính. Biến cục bộ (đại phương) là các biến của chương trình con, nó chỉ có tác dụng trong chương trình con. Biến cục bộ cũng có thể dùng chung với biến toàn cục. Khai báo biến cục bộ, có thể qua một trong số các vị trí trong chương trình: - Đặt trong phần khai báo của chương trình con - Khai báo qua các tham số hình thức - Dùng chung với các biến toàn cục (tên phải giống nhau ở CT chính và CT con) III. Tham số 1. Tham số hình thức: Chương trình con có thể có tham số hoặc không có tham số. Việc truyền tham số là cách kiểm soát các dữ liệu vào/ ra chương trình con, dễ dàng điều khiển các biến nằm ngoài và các trị liên quan đến chứng trong chương trình con. Bộ môn Tin học Xây dựng 5

6 Khi sử dụng và tạo ra tham số chúng ta cần phải xác định: - Các dữ liệu nào từ bên ngoài cần truyền đến chương trình con hoặc các dữ liệu mà chương trình con sau khi tính toán cần lấy ra sử dụng tiếp. - Đặt tên cho tham số - Những dữ liệu nào sẽ bị chương trình con thay đổi - Loại tham số trong danh sách (tham trị hay tham biến) Tham số hình thức là các tham số được khai báo ngay sau tên của hàm và thủ tục, đặt trong cặp ngoặc tròn. Nó là các tên giả định đại diện cho các đại lượng nào đó của các biến/trị đưa vào hoặc các trị cần đưa ra trong chương trình, nó là các biến cục bộ của CT Con. Danh sách tham số hình thức là tập hợp của nhiều nhóm, mỗi nhóm phải cùng loại và kiểu, các nhóm ngăn cách nhau bởi dấu chấm phẩy; còn trong một nhóm có thể có nhiều tên ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Dạng : (Nhóm 1 :kiểu; Nhóm 2: kiểu ); Ví dụ: Procedure Tong_MT ( m,n: interger; A,B: VT2; var C: VT2); Trong ví dụ trên, danh sách tham số hình thức có 3 nhóm, nhóm 1 và 2 là tham trị, nhóm 3 là tham biến. Nhóm 1 có kiểu nguyên, nhóm 2 và nhóm 3 có kiểu VT2, là một kiểu loại mảng đã khai báo trước đó. Trong danh sách tham số hình thức chỉ có 2 loại : Tham biến và tham trị. Tham biến: là các tên trong phần khai báo của tham số hình thức có chữ Var ở trước, đó là các tham số truyền theo kiểu biến. Với kiểu truyền này, địa chỉ chứa các biến trước khi truyền vào CTCon và sau khi ra khỏi CTCon chung một vùng, do vậy nếu trong chương trình con làm thay đổi giá trị của nó thì ra khỏi CTC nó vẫn giữ nguyên giá trị đã bị thay đổi. Thông thường, tham biến dùng khai báo cho các dữ liệu cần chương trình con thay đổi và giữ lại sự thay đổi đó, ví dụ các dữ liệu, kết quả cần tính toán. Sử dụng tham biến sẽ tiết kiệm bộ nhớ. Tham trị: là các tên trong phần khai báo của tham số hình thức không có chữ Var ở trước. Với tham trị, Pascal sử dụng 2 ô nhớ, một ô nhớ để chứa giá trị của biến trước khi truyền vào chương trình con và một ô nhớ chứa bản sao của tham trị dùng để tính toán trong chương trình con, do vậy các tác động trong chương trình con đến tham trị chỉ có tác dụng trong nội bộ CTCon. Khi kết thúc và ra khỏi chượng trình con, giá trị của tham trị sẽ lấy theo giá trị ban đầu, trước khi truyền vào CTCon nên giá trị của nó không bị thay đổi. Do vậy tham trị thường dùng để khai báo cho các dữ liệu cần truyền vào chương trình con mà ra khỏi CTC, các dữ liệu này không được thay đổi. Chú ý: - Trong danh sách tham số hình thức, khi khai báo mảng, tệp phải khai báo gián tiếp. Bộ môn Tin học Xây dựng 6

7 - Chỉ những dữ liệu cần truyền vào, lấy ra mới đưa vào danh sách, tránh khai báo các biến không cần thiết ( ví dụ các chỉ số, biến đếm, các biến tính toán, xử lý trung gian ). 2. Tham số thực sự và cách truyền tham số: Chương trình con chỉ được thực hiện khi có lời gọi nó từ chương trình chính. Trong lời gọi chương trình con, các tham số thực tế của chương trình thay thế cho danh sách tham số hình thức gọi là Tham số thực sự. Tham số thực sự dùng để truyền dữ liệu vào chương trình con, thay các biến giả định bằng các hằng, biến, hàm hoặc biểu thức đơn giản (tùy thuộc vào nó thay cho tham biến hay tham trị). Tham số thực sự là các đại lượng đã được khai báo trong chương trình chính, các đại lượng dùng thực sự trong chương trình chính. Dạng: ( Danh_sách_tham_số_thực sự); Danh sách tham số thực sự có thể là các hằng, biến, hàm,bản ghi, tệp, biểu thức ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Việc thay thế danh sách này trong tham số thực sự gọi là truyền tham số. Danh sách truyền phải phù hợp với danh sách trong tham số hình thức về số lượng, thứ tự và kiểu. - Với tham trị : có thể truyền theo hằng, biến,biểu thức. - Với tham biến: chỉ truyền dữ liệu theo kiểu biến. - Tên của tham số hình thức và tham số thực sự có thể giống nhau Ví dụ: Tham số hình thức Truyền -Tham số thực sự ( m,n: interger; A,B: VT2; var C: VT2); ( m, n, A, B, C); (10, 5, X, Y, Z) III. Lời gọi chương trình con Chương trình con được dùng (tham chiếu đến) qua lời gọi của chương trình chính tại những chỗ cần thực hiện chương trình con. Số lần gọi là tùy ý, và mỗi lần gọi, danh sách tham số thực sự truyền vào danh sách tham số hình thức có thể khác nhau. Lời gọi CTC là một câu lệnh độc lập. Dạng : Tên_chương trình_con ( Danh_sách_tham_số_thực_sự); Chú ý : Lời gọi hàm có thể đứng độc lập hoặc tham gia trong một vế của biểu thức gán ( lời gọi hàm). Khi gặp lời gọi chương trình con, chương trình chính sẽ chuyển đến thực hiện CTCon, thay tham số thực sự tương ứng với tham số hình thức và thực hiện CTCon, sau khi thực hiện xong, kết quả trả về chương trình chính thông qua các tham số và trở về chương trình chính tại câu lệnh ngay sau lời gọi chương trình con. Ví dụ: Minh họa cho tham biến, tham trị và thực hiện lời gọi chương trình con Program Tham_bien; Var X,Y : integer ; { Chương trinh con} Bộ môn Tin học Xây dựng 7

8 Procedure Cong ( Var A,B : integer); Begin A:= A+1 ; B:= B+ 2 ; Writeln ( Gia tri cua X, Y trong chương trinh con :, A,B ); BEGIN { Chuong trinh chinh } X:=1 ; Y :=1 ; Writeln ( Gia tri cua X,Y truoc khi goi chuong trinh con, X, Y ); Cong (X,Y) ; Writeln ( Gia tri cua X,Ysau khi goi chuong trinh con, X, Y ); Readln END Program Tham_tri; Var X,Y : integer ; { Chương trinh con} Procedure Cong ( A,B : integer); Begin A:= A+1 ; B:= B+ 2 ; Writeln ( Gia tri cua X, Y trong chương trinh con :, A,B ); BEGIN { Chuong trinh chinh } X:=1 ; Y :=1 ; Writeln ( Gia tri cua X,Y truoc khi goi chuong trinh con, X, Y ); Cong (X,Y) ; Writeln ( Gia tri cua X,Ysau khi goi chuong trinh con, X, Y ); Readln END Nội dung của 2 chương trình trên hoàn toàn giống nhau cả chương trình chính và chương trình con, sự khác nhau duy nhất là hai tham số hình thức A,B mà sau này được truyền vào bằng X,Y, ở chương trình con 1 khai báo dạng tham biến, còn ở chương trình con 2 khai báo là tham trị. Kết quả sau khi chạy 2 chương trình trên: Chương trình Tham biến Chương trình Tham trị Gia tri cua X,Y truoc khi goi chuong trinh con Gia tri cua X,Y trong chuong trinh con Gia tri cua X,Y truoc khi goi chuong trinh con Từ đó có thể thấy việc khai báo tham biến hay tham trị là rất quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Bộ môn Tin học Xây dựng 8

9 Sơ đồ điều khiển giữa chương trình chính và chương trình con Cấu trúc chương trình Điều khiển Giải thích Program Chuong_trinh_chinh;. Procudere CTC1 ( Danh_sach);.... thực hiện Procedure CTC2 (Danh_sach); thực hiện BEGIN CTC1 ( Tham_so_thuc_su); CTC2 (Tham_so_thuc_su);. 3. Các bài tập áp dụng: Chương trình chính Phần khai báo chương trình chính Khai báo- Toàn bộ CT con 1 Khai báo- Toàn bộ CT con 2 Phần thân Chương trình chính Lời gọi chương trình con 1 Lời gọi chương trình con 2 Bài 1: Cho 2 véc tơ A, B có m phần tử. Viết chương trình con tính các véc tơ C= A+B; D=A+C; E= B+D, trong đó viết 2 chương trình con, một chương trình con nhập dữ liệu cho một véc tơ và một chương trình con tính tổng 2 véc tơ. Bài 2: Cho một ma trận A vuông (mảng 2 chiều) có m hàng, n cột. - Tính trung bình cộng từng hàng của ma trận. - Tìm giá trị lớn nhất của từng cột của ma trận. trong đó viết 3 chương trình con, một chương trình con nhập dữ liệu cho ma trận, một chương trình con tính tổng từng hàng của ma trận và chương trình con tính giá trị lớn nhất từng cột của ma trận. Bài 3: Cho dữ liệu của một phường dân cư có m người. Biết các thông tin Tên chủ hộ, Địa chỉ, Tổng số điện tiêu thụ mỗi tháng của mỗi nhà trong 12 tháng. - Nhập các thông tin của từng hộ - Tính tổng số điện tiêu thụ trong cả năm của mỗi nhà - Tính tiền điện của từng hộ trong cả năm theo lũy tiến như sau: Tổng số điện cả năm < 100 số: 3000đ/ số; từ 101 đến 150 số :4000đ/số; > 150 số : 5000đ/ số - Tính số lượng những hộ phải trả tiền điện trong cả năm > X đồng Viết 2 chương trình con: một chương trình con nhập dữ liệu và một chương trình con tính tiền điện cho từng hộ. Chương 5 TỆP VĂN BẢN Bộ môn Tin học Xây dựng 9

10 I. Khái niệm về tệp (File) 1. Lý do dùng tệp Trong quá trình tạo lập biến và các dữ liệu đưa vào theo danh sách biến cũng như quá trình lưu trữ các kết quả tính được trong chương trình Pascal ở các chương trước gặp nhiều tổn thất, đó là khi mất điện hoặc tắt máy, chuyển chương trình các dữ liệu đã nhập và kết quả đang hiện trên màn hình sẽ mất hết. Bên cạnh đó khi làm các bài toán lớn, khối lượng dữ liệu nhiều, quá trình nhập dữ liệu mất nhiều thời gian và dữ liệu cần lưu lại hoặc có thể sử dụng cho những mục đích khác thì cách nhập-xuất trực tiếp không hiệu quả. Vấn đề là cần một phương pháp để lưu trữ các dữ liệu đã nhập và có thể thêm xóa - sửa chúng một cách dễ dàng, đó là mục đích sử dụng cấu trúc tệp dữu liệu. 2. Cấu trúc tệp: Tệp là một kiểu dữ liệu có cấu trúc, tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau được chứa trong một thiết bị nhớ ngoài (băng, đĩa, ) với một tên nào đó, do vậy dữ liệu trong tệp được lưu trữ và sử dụng nhiều lần. Khác với các tệp chương trình, tệp văn bản, tệp dữ liệu trong Pascal có thể tạo ra từ các câu lệnh của chương trình Pascal hoặc từ một phần mềm soạn thảo văn bản. Tệp dữ liệu là một tập hợp các loại dữ liệu dưới dạng Văn bản hoặc Bản ghi và được tổ chức theo một cách nào đó, được đặt một tên và lưu trong đĩa. Việc tổ chức và sử dụng tệp được gắn bó với nhau và gọi chung là phương pháp truy nhập tệp. Có 2 phương pháp truy nhập là truy nhập tuần tự và truy nhập trực tiếp. Truy nhập tuần tự là tệp được tổ chức để nhập dữ liệu vào và lấy ra một cách tuần tự, từ đầu đến cuối tệp hoặc từ bản ghi đầu đến bản ghi cuối. Truy nhập trực tiếp hay ngẫu nhiên là tổ chức dữ liệu và nhập lấy dữ liệu từ tệp theo một địa chỉ bất kỳ (kiểu cấu trúc bản ghi và truy nhập đến địa chỉ của bản ghi). 3. Các loại tệp Có 3 loại tệp : Tệp mã, Tệp văn bản và Tệp không định kiểu. Trong nội dung chương trình, chúng ta chỉ đề cập đến Tệp văn bản. Tệp văn bản là tệp dữ liệu được lưu trữ dưới dạng mã ASCII và xếp theo dòng. Các dòng ngăn cách nhau bằng tín hiệu EOLN (End of line),và đánh dấu ở vị trí cuối tệp là ký hiệu EOF (end of file). Độ dài của các dòng trong tệp có thể thay đổi. Đặc điểm: - Dữ liệu ghi trong tệp dạng ký tự do đó có thể đọc và hiểu được. - Muốn truy nhập tệp văn bản (nhập dữ liệu lấy dữ liệu) phải tiến hành tuần tự.ví dụ muốn lấy 1 dữ liệu ở giữa tệp thì cũng phải đọc các dữ liệu từ đầu đến vị trí muốn lấy DL (giữa tệp). - Có thể sử dụng bất cứ phần mềm soạn thảo văn bản nào để soạn nội dung của tệp. - Tệp văn bản đơn giản, dễ tạo và sử dụng. Bộ môn Tin học Xây dựng 10

11 4. Tên tệp và biến tệp: Như đã biết, mỗi tệp khi tạo hoặc sử dụng đều có một tên và phải chỉ ra tên trong quá trình truy nhập để chương trình có thể tìm đúng vị trí. Tên tệp là một xâu ký tự có 2 thành phần : đường dẫn và Tên. Trong tất cả các câu lệnh từ tạo tệp, mở tệp, truy nhập tệp đều phải chỉ ra tên tệp mà chúng ta muốn làm việc. Điều này làm cho chương trình rườm rà và khó tổng quát trong câu lệnh. Để tránh phiền toái và đơn giản cho câu lệnh, trong Pascal người ta đưa ra khái niệm biến tệp. Biến tệp như một bí danh cho mỗi tên tệp, nó thay cho tên tệp trong các câu lệnh. Bởi vậy, trước khi sử dụng, ta phải gán tên tệp cho biến tệp qua việc sử dụng thủ tục Assign. 5. Các bước làm việc với tệp văn bản: - Khai báo (Tạo (nhập) tên tệp và gán Tên-> biến tệp) - Mở tệp - Truy nhập dữ liệu trong tệp (nhập dữ liệu vào tệp hoặc lấy dữ liệu ra từ tệp) - Đóng tệp II. Khai báo 1. Tạo Tên tệp: tên tệp chứa dữ liệu có thể được đưa vào trực tiếp trong câu lệnh gán cho biến tệp, hoặc đưa vào trong mỗi lần thực hiện chương trình qua lệnh Read qua một biến có kiểu xâu ký tự. Các tên tệp phải khác nhau, nếu trùng tên, khi tạo tệp mới, dữ liệu trong tệp cũ sẽ bị xóa hết. 2. Gán biến tệp cho tên tệp: ASSIGN ( Biến tệp, Tên tệp ); Biến tệp có kiểu text, ngắn, thường sử dụng các ký hiệu f, f1, f2 Tên tệp có thể có dạng hằng xâu kí tự (tên cụ thể) hoặc dạng biến. Ví dụ: - Gán trực tiếp : Assign ( f, D:\Bai_tap\ DL1.dat ); Theo cách này, tên tệp là hằng xâu sẽ cố định trong các lần thực hiện chương trình hoặc muốn thay tên phải thay trực tiếp trong câu lệnh Assign. - Gán gián tiếp tên qua một biến trung gian: Write ( Hay nhap ten tep chua du lieu ); Readln (Ten_tep); Assign ( f, Ten_tep ); Theo cách này, tên tệp sẽ thay đổi trong mỗi lần thực hiện chương trình, do người sử dụng nhập vào khi gặp lệnh Read. III. Mở tệp Tất cả các tệp trước khi làm việc đều phải dùng thủ tục mở tệp. Trong Pascal mở tệp để tạo tệp mới hay mở tệp để lấy dữ liệu ra từ tệp sẽ dùng các lệnh khác nhau. Các dạng lệnh: Bộ môn Tin học Xây dựng 11

12 1. Mở tệp để tạo tệp mới: REWRITE (Biến_tệp); 2. Mở tệp để đưa thêm dữ liệu vào tệp đã có: APPEND (Biến_tệp); 3. Mở tệp để lấy dữ liệu ra từ tệp RESET (Biến_tệp); Chú ý: - Khi gặp lệnh Rewrite chương trình sẽ kiểm tra, nếu tên tệp chưa tồn tại, tệp mới được tạo, nếu tên tệp đã có, chương trình sẽ xóa hết dữ liệu của tệp cũ và thay thế vào đó dữ liệu mới. - Khi gặp lệnh Append và Reset chương trình sẽ kiểm tra tên tệp được gán cho biến tệp, nếu chưa tồn tại, sẽ thông báo: File not found. IV. Đóng tệp Tất cả các tệp sau khi sử dụng: nhập dữ liệu hoặc lấy dữ liệu ra đều phải đóng lại. Cấu trúc của lệnh : CLOSE (Biến_tệp); (Đóng 1 tệp ) hoặc CLOSE (All); (Đóng tất cả các tệp đã mở) Chú ý : Các lệnh gán biến tệp, mở tệp, đóng tệp không được đặt trong các lệnh chu trình. Thông thường, chúng ta nên viết các lệnh này (trừ Close) ở đầu chương trình, trước khi xử lý dữ liệu. V. Nhập dữ liệu vào tệp Để nhập các dữ liệu vào tệp chúng ta sử dụng lệnh Write và có thể kết hợp với các lệnh khác của Pascal. Cấu trúc lệnh: WRITE[LN] ( Biến_tệp, Danh sach biểu thức) ; WRITE[LN] ( Biến_tệp) ; - Cách sử dụng lệnh cũng như lệnh Write thông thường, chỉ khác là có thêm biến tệp để chương trình nhận biết dữ liệu sẽ được ghi vào tệp nào (địa chỉ). - Trước khi nhập dữ liệu vào tệp, thì các dữ liệu này phải đã có ở bộ nhớ trong. - Có thể kết hợp vừa nhập dữ liệu vào máy, vừa cất vào tệp hoặc làm độc lập với nhau. - Lệnh Writeln (f) dùng để in một dòng trống trong tệp hoặc chuyển con trỏ xuống dòng dưới. - Khi cất dữ liệu vào tệp nên dùng cấu trúc có định dạng, như vậy có thể tạo ra các ô trống giữa các giá trị và chúng có thể được Pascal nhận dạng khác nhau. Ví dụ: Nhập các dữ liệu của véc tơ A có n phần tử vào tệp có tên là Bai1.txt đặt tại ổ đĩa D. Assign ( f, D:Bai1,txt ); Rewrite ( f ); Writeln ( Nhap cac phan tu cua A vao tep); Bộ môn Tin học Xây dựng 12

13 Write ( n= ); Readln (n); For i:= 1 to n Do Begin Write ( A[, i, ] ); Readln ( A[i] ) {Nhap du lieu vao bo nho trong} Write (f, a[i] :6:1 ); {Nhap du lieu vao tệp} Close (f) VI. Lấy dữ liệu ra từ tệp Để lấy các dữ liệu ra từ tệp, chúng ta sử dụng lệnh Read và có thể kết hợp với các lệnh khác của Pascal. Cấu trúc lệnh: READ[LN] ( Biến_tệp, Danh sách biến) ; READ[LN] ( Biến_tệp) ; - Cách sử dụng lệnh cũng như lệnh Read thông thường, chỉ khác là có thêm biến tệp để chương trình nhận biết dữ liệu sẽ được lấy ra từ tệp nào (địa chỉ). - Lệnh Readln (f) dùng để bỏ qua 1 dòng dữ liệu hoặc chuyển con trỏ xuống dòng dưới. - Cách lấy dữ liệu ra từ tệp phải hoàn toàn giống cách tạo ra chúng. - Gặp lệnh Read, chương trình sẽ tuần tự đọc các dữ liệu trong tệp và gán cho các biến tương ứng trong danh sách của lệnh. Các dữ liệu khác nhau trong 1 dòng lệnh của tệp được nhận biết qua ít nhất một ô trống. Các dữ liệu viết liền nhau, chương trình coi như một dữ liệu. - Các giá trị lấy ra từ tệp có thể gán cho các biến bất kỳ, với tên bất kỳ (không nhất thiết cùng tên với các biến đã cất nó vào tệp). Tuy nhiên kiểu và cấu trúc của dữ liệu trong tệp phải khớp với các biến nhận giá trị. Ví dụ: Đọc các dữ liệu của véc tơ A có n phần tử từ tệp có tên là Bai1.txt đặt tại ổ đĩa D. Assign ( f, D:Bai1,txt ); Reset ( f ); Writeln ( Lay du lieu tu tep gan cho cac phan tu cua A ); For i:= 1 to n Do Read (f, a[i] ); Close (f); Ví dụ: Tạo tệp để cất dữ liệu cho ma trận A(mxn) và sau đó mở tệp lấy dữ liệu ra và cất vào ma trận B(m1xn1): Program Tao_Tep_LayDL_tu_tep; Var n,m,i,j:integer; n1, m1:integer; a, b: array[1..10,1..15] of real; f: text; Ttep, ten2: string[20]; BEGIN Write( ' Nhap ten tep cat du lieu '); Readln ( Ttep); Bộ môn Tin học Xây dựng 13

14 Assign (f, Ttep); Rewrite (f); Write ('Nhap kich thuoc ma tran A n,m=? '); Readln (n,m); Writeln (f, n:5,m:5); for i:=1 to n do for j:=1 to m do write ( 'a[',i,',',j,']=?' ); readln ( a[i,j] ) { In ma tran A len man hinh va cat vao tep } Writeln; Writeln ( ' Ma tran A truoc khi cat vao tep ' ); for i:=1 to n do for j:=1 to m do write ( a[i,j]:10:2 ); writeln; for j:=1 to m do write ( f, a[i,j]:10:2 ); writeln ( f ); close ( f ); write (' Nhap ten tep cab lay du lieu' ); Readln ( ten2 ); Assign ( f, ten2); Reset ( f ); Writeln; Writeln ( ' Cac du lieu lay ra tu tep ' ); Readln ( f, n1, m1); writeln; Writeln ( 'n= ',n1:3,' m= ',m1:3); Writeln ( ' Ma tran A sau khi lay tu tep ' ); writeln; for i:=1 to n1 do for j:=1 to m1 do read (f, b[i,j] ); readln ( f ); close (f) ; { sau khi doc du lieu tu tep In na tran B len man hinh } for i:=1 to n1 do for j:=1 to m1 do write ( b[i, j]:10:1 ); writeln; readln END. Bộ môn Tin học Xây dựng 14

15 Chương 6. MỘT SỐ VÍ DỤ TỔNG HỢP Bài 1 : Cho một lớp học sinh, biết mã số SV, tên và điểm thi 3 môn của mỗi sinh viên. Viết chương trình (cấu trúc dữ liệu kiểu bản ghi) tính điểm trung bình của từng người và sắp xếp lại danh sách theo điểm trung bình tăng dần Program Vi_du_Ban_ghi_Sapxep; type sinhvien = record masv:string[10]; tensv: string[30]; dt,dl,dh,dtb:real; var temp:sinhvien; sv:array[1..100] of sinhvien; n, i, j: integer; BEGIN {Nhap du lieu n sinh vien} write('nhap so sinh vien:'); readln(n); for i:=1 to n do writeln('nhap thong tin cua sv thu ', i); write('ma sv:'); readln(sv[i].masv); write('ten sv:'); readln(sv[i].tensv); write('diem toan:'); readln(sv[i].dt); write('diem ly:'); readln(sv[i].dl); write('diem hoa:'); readln(sv[i].dh); sv[i].dtb := (sv[i].dt+sv[i].dl+sv[i].dh)/3; {in ra danh sach sinh vien vua nhap} writeln; writeln(' Danh sach sinh vien vua nhap'); writeln(' STT ','Masv':5,'Tensv':10,' DT DL DH DTB'); for i:=1 to n do writeln(i:4, sv[i].masv:5, sv[i].tensv:10, sv[i].dt:6:1, sv[i].dl:6:1, sv[i].dh:6:1, sv[i].dtb:6:1); {sap xep danh sach sinh vien theo diem trung binh tang dan} for i:= 1 to n do for j:=i+1 to n do if (sv[i].dtb >sv[j].dtb) then temp:=sv[i]; sv[i]:=sv[j]; sv[j]:=temp; Bộ môn Tin học Xây dựng 15

16 {in ket qua sau danh sach sinh vien sau khi sap xep} writeln; writeln(' Danh sach sinh vien sap theo thu tu dtb tang dan'); writeln(' STT ','Masv':5,'Tensv':10,' DT DL DH DTB'); for i:=1 to n do writeln(i:4, sv[i].masv:5, sv[i].tensv:10, sv[i].dt:6:1, sv[i].dl:6:1, sv[i].dh:6:1, sv[i].dtb:6:1); readln; END. Bài 2 : Cho một véc tơ A có n phần tử,tính tổng các phần tử của mảng, tạo tệp để cất các dữ liệu. Program Mang_1_chieu; var i,n : Byte; A : Array[1..50] of Real; s : Real; tentep: string[10]; f : Text; BEGIN {Nhap mang} Write('n = '); ReadLn(n); For i:=1 To n Do Begin Write('A[',i,']= '); ReadLn(A[i]); {Tinh Tong Mang} s:=0; For i:=1 To n Do s:=s+a[i]; WriteLn('s = ',s:7:3); WriteLn; {Ra Mang} WriteLn( ' Mang vua nhap '); For i:=1 To n Do Write(A[i]:7:3); WriteLn( ' Mang vua nhap '); Write('Nhap ten tep cat du lieu'); ReadLn(tentep); Assign(f,tentep); ReWrite(f); WriteLn(f,'s = ',s:7:3); WriteLn(f); {Ra Mang} For i:=1 To n Do Write(f,A[i]:7:3); WriteLn(f); Close(f); Bộ môn Tin học Xây dựng 16

17 WriteLn('Da xuat xong du lieu ra File '); ReadLn; END. Bài 3 : Cho một lớp học sinh có n người, biết mã số SV, tên và điểm thi m môn của mỗi sinh viên. Viết chương trình (cấu trúc dữ liệu kiểu bản ghi) tính điểm trung bình của từng người và tách danh sách lớp thành 3 danh sách: những SV có DTB nhỏ hơn 5 từ 5-7,và DTB >8. Program Ban_ghi_Tao_danh_sach; type sv=record ms:integer; ht:string[25]; d:array[1..20] of real; dtb:real var n,m,n1,n2,n3,i,j,k:integer; ds,ds1,ds2,ds3:array[1..30] of sv; ttsv:sv; t:real; BEGIN write('nhap so nguoi n, somon m= '); readln(n,m); for i:=1 to n do write('ms[',i,']=? '); readln(ds[i].ms); write('ht[',i,']=? '); readln(ds[i].ht); for j:=1 to m do write('d[',j,']=? '); readln(ds[i].d[j]); end for i:=1 to n do t:=0; for j:=1 to m do t:=t+(ds[i].d[j]); ds[i].dtb:=t/m n1:=0; n2:=0; n3:=0; for i:=1 to n do if ds[i].dtb<5 then n1:=n1+1; ds1[n1]:=ds[i] end else if ds[i].dtb<8 then n2:=n2+1; ds2[n2]:=ds[i] end else Bộ môn Tin học Xây dựng 17

18 n3:=n3+1; ds3[n3]:=ds[i] writeln; If n1<> 0 then writeln('1. DS SINH VIEN CO DTB<5:'); for i:=1 to n1 do writeln(ds1[i].ms:5,ds1[i].ht:15,ds1[i].dtb:10:1); writeln; if n2<>0 then writeln('2. DS SINH VIEN CO DTB: 5-7:'); for i:=1 to n2 do writeln(ds2[i].ms:5,ds2[i].ht:15,ds2[i].dtb:10:1); writeln; if n3<>0 then writeln('3. DS SINH VIEN CO DTB: 8-10:'); for i:=1 to n3 do writeln(ds3[i].ms:5,ds3[i].ht:15,ds3[i].dtb:10:1); writeln; readln END. Bài 4 : Cho một ma trận A (nxm). Sắp xếp lại ma trận sao cho các phần tử trong từng hàng tăng dần. Viết 3 chương trình con:một chương trình con nhập dữ liệu, 1 chương trình con sắp xếp và 1 chương trình con in kết quả. Program Chuong_trinh_con_sap_xep_ma_tran; type k1=array[1..15,1..15] of real; var n,m,i,j,k:integer; a:k1; c:real; Procedure nhap; write('n,m=?'); readln(n,m); for i:=1 to n do for j:=1 to m do write('a[',i,',',j,']=?'); readln(a[i,j]); end Bộ môn Tin học Xây dựng 18

19 Procedure XL; for i:=1 to n do for j:=1 to m-1 do for k:=j+1 to m do if a[i,j]>a[i,k] then c:=a[i,j]; a[i,j]:=a[i,k]; a[i,k]:=c end Procedure IKQ; for i:=1 to n do for j:=1 to m do write(a[i,j]:12:2); writeln end { Chuong trinh chinh} BEGIN nhap; xl; ikq; readln END. Bài 5 : Bài 6 : Cho trước 2 tệp dữ liệu chứa các thông tin của sinh viên: tệp thứ nhất chứa các dữ liệu về số thứ tự và tên của từng sinh viên; tệp thứ hai gồm các thông tin về số thứ tự, mã số sinh viên, năm sinh và điểm tốt nghiệp của từng sinh viên. Viết chương trình Pascal để lấy các dữ liệu từ tệp sau đó lập danh sách sinh viên giỏi ( có điểm tốt nghiệp >8) in trên màn hình. Program Lay_du_lieu_ra_tu_tep_da_co_va_Xu_ly; Type sv=record tt:integer; ht:string[15]; ms,ns,dtn:real; Var i,n:integer; tentep1,tentep2:string[10]; f1,f2:text; ds:array[1..10] of sv;{ Mang chua cac du lieu cua hoc sinh} Bộ môn Tin học Xây dựng 19

20 BEGIN { Doc du lieu tu tep thu nhat va cat vao mang danh sach co cau truc ban ghi} write(' Dua vao ten tep chua du lieu - hoten '); readln(tentep1); Assign (f1,tentep1); Reset(f1); i:=1; readln(f1); While not EOF(f1) Do with ds[i] do Begin readln(f1,tt,ht); i:=i+1; n:=i-1; Close(f1); { Doc du lieu tu mang thu hai cat tiep vao mang truoc } write(' Dua vao ten tep chua thong tin hoc sinh-thongtin '); readln(tentep2); Assign (f2,tentep2); Reset(f2); i:=1; readln(f2); While not EOF(f2) do with ds[i] do readln(f2,tt,ms,ns,dtn); i:=i+1; close(f2); Writeln; Writeln(' Danh sach day du '); For i:=1 to n do with ds[i] do writeln(tt:3,ht:15,' ',ms:6:0,' ',ns:6:0,' ',dtn:5:1); Writeln; Writeln ( ' DANH SACH SINH VIEN GIOI '); For i:= 1 to n do with ds[i] do If dtn>=8 then Writeln (tt:3,' ',ht:15,' ',ms:5:0,' ',ns:5:0,' ',dtn:5:1); Readln END. Bộ môn Tin học Xây dựng 20

Một phân tích giữa các kỹ thuật trong dự đoán kết quả học tập Nguyễn Thái Nghe 1, Paul Janecek 2, Peter Haddawy 3

Một phân tích giữa các kỹ thuật trong dự đoán kết quả học tập Nguyễn Thái Nghe 1, Paul Janecek 2, Peter Haddawy 3 Một phân tích giữa các kỹ thuật trong dự đoán kết quả học tập Nguyễn Thái Nghe 1, Paul Janecek 2, Peter Haddawy 3 Tóm tắt Bài viết này so sánh độ chính xác giữa giải thuật cây quyết định (Decision Tree)

More information

PHƯƠNG PHÁP SIXFRAME

PHƯƠNG PHÁP SIXFRAME TIN SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Introduction to Bioinformatics) PGS.TS. Trần Văn Lăng Email: langtv@vast.vn Chương 4: PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ DNA Assoc. Prof. Tran Van Lang, PhD, VIETNAM ACADEMY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

More information

Higher Education Accreditation in Vietnam and the U.S.: In Pursuit of Quality

Higher Education Accreditation in Vietnam and the U.S.: In Pursuit of Quality Higher Education Accreditation in Vietnam and the U.S.: In Pursuit of Quality OLIVER, Diane E. Texas Tech University NGUYEN, Kim Dung Center for Higher Education Research and Accreditation, Institute for

More information

HIGHER EDUCATION IN VIETNAM UPDATE MAY 2004

HIGHER EDUCATION IN VIETNAM UPDATE MAY 2004 HIGHER EDUCATION IN VIETNAM UPDATE MAY 2004 PREPARED BY IIE VIETNAM Institute of International Education Tung Shing Square 2 Ngo Quyen, Suite 505 Hanoi, Vietnam Tel: (84-4) 935-0412 Fax: (84-4) 935-0418

More information

Developing Autonomy in an East Asian Classroom: from Policy to Practice

Developing Autonomy in an East Asian Classroom: from Policy to Practice DOI: 10.7763/IPEDR. 2013. V68. 2 Developing Autonomy in an East Asian Classroom: from Policy to Practice Thao Thi Thanh PHAN Thanhdo University Hanoi Vietnam Queensland University of Technology Brisbane

More information

Double Master Degrees in International Economics and Development

Double Master Degrees in International Economics and Development Double Master Degrees in International Economics and Development I. Recruitment condition The admissions procedure is open to all students who meet the following conditions: - Condition of diploma: + Candidates

More information

Curriculum Vitae. Jonathan D. London. Assistant Professor of Sociology, City University of Hong Kong, January 2008-

Curriculum Vitae. Jonathan D. London. Assistant Professor of Sociology, City University of Hong Kong, January 2008- Curriculum Vitae Jonathan D. London Present Appointments Assistant Professor of Sociology, City University of Hong Kong, January 2008- Programme Leader, MSc Development Studies, City University of Hong

More information

CATALOG. Educating Tomorrow s Missionaries. A Roman Catholic College Seminary owned and operated by the Society of the Divine Word

CATALOG. Educating Tomorrow s Missionaries. A Roman Catholic College Seminary owned and operated by the Society of the Divine Word 2010-20130 CATALOG Educating Tomorrow s Missionaries A Roman Catholic College Seminary owned and operated by the Society of the Divine Word Updated July, 2011 EPWORTH, IOWA 52045-0380 Divine Word College

More information

Jack Jilly can play. 1. Can Jack play? 2. Can Jilly play? 3. Jack can play. 4. Jilly can play. 5. Play, Jack, play! 6. Play, Jilly, play!

Jack Jilly can play. 1. Can Jack play? 2. Can Jilly play? 3. Jack can play. 4. Jilly can play. 5. Play, Jack, play! 6. Play, Jilly, play! Dr. Cupp Readers & Journal Writers Name Date Page A. Fluency and Comprehension New Sight Words Students should practice reading pages -. These pages contain words that they should automatically recognize,

More information

Building a Semantic Role Labelling System for Vietnamese

Building a Semantic Role Labelling System for Vietnamese Building a emantic Role Labelling ystem for Vietnamese Thai-Hoang Pham FPT University hoangpt@fpt.edu.vn Xuan-Khoai Pham FPT University khoaipxse02933@fpt.edu.vn Phuong Le-Hong Hanoi University of cience

More information

OF CHILDREN WITH DISABILITIES

OF CHILDREN WITH DISABILITIES MINNISTRY OF EDUCATION AND TRAINING READINESS FOR EDUCATION OF CHILDREN WITH DISABILITIES IN EIGHT PROVINCES OF VIET NAM 2015 REPORT READINESS FOR EDUCATION OF CHILDREN WITH DISABILITIES IN EIGHT PROVINCES

More information

TOEIC LC 1000: A? (Korean Edition)

TOEIC LC 1000: A? (Korean Edition) TOEIC LC 1000: A? (Korean Edition) If you are searching for the ebook TOEIC LC 1000: A? (Korean edition) in pdf form, then you've come to right site. We furnish the utter variation of this book in PDF,

More information

FY year and 3-year Cohort Default Rates by State and Level and Control of Institution

FY year and 3-year Cohort Default Rates by State and Level and Control of Institution Student Aid Policy Analysis FY2007 2-year and 3-year Cohort Default Rates by State and Level and Control of Institution Mark Kantrowitz Publisher of FinAid.org and FastWeb.com January 5, 2010 EXECUTIVE

More information

Cultural Diversity in English Language Teaching: Learners Voices

Cultural Diversity in English Language Teaching: Learners Voices English Language Teaching; Vol. 6, No. 4; 2013 ISSN 1916-4742 E-ISSN 1916-4750 Published by Canadian Center of Science and Education Cultural Diversity in English Language Teaching: Learners Voices 1 The

More information

CSU East Bay EAP Breakfast. CSU Office of the Chancellor Student Academic Services Lourdes Kulju Academic Outreach and Early Assessment

CSU East Bay EAP Breakfast. CSU Office of the Chancellor Student Academic Services Lourdes Kulju Academic Outreach and Early Assessment CSU East Bay EAP Breakfast CSU Office of the Chancellor Student Academic Services Lourdes Kulju Academic Outreach and Early Assessment 2015 CAASPP EAP Testing 3.2 million students tested in grades 3-11.

More information

Detecting English-French Cognates Using Orthographic Edit Distance

Detecting English-French Cognates Using Orthographic Edit Distance Detecting English-French Cognates Using Orthographic Edit Distance Qiongkai Xu 1,2, Albert Chen 1, Chang i 1 1 The Australian National University, College of Engineering and Computer Science 2 National

More information

Anatomy and Physiology. Astronomy. Boomilever. Bungee Drop

Anatomy and Physiology. Astronomy. Boomilever. Bungee Drop Anatomy and Physiology 2nd 28 MN Mounds View H.S. 3rd 5 NC William G. Enloe H.S. 4th 20 TX Seven Lakes H.S. 5th 29 NJ West Windsor Plainsboro South 6th 6 NC Raleigh Charter H.S. Astronomy 1st 4 CA Mira

More information

Factoring - Grouping

Factoring - Grouping 6.2 Factoring - Grouping Objective: Factor polynomials with four terms using grouping. The first thing we will always do when factoring is try to factor out a GCF. This GCF is often a monomial like in

More information

medicaid and the How will the Medicaid Expansion for Adults Impact Eligibility and Coverage? Key Findings in Brief

medicaid and the How will the Medicaid Expansion for Adults Impact Eligibility and Coverage? Key Findings in Brief on medicaid and the uninsured July 2012 How will the Medicaid Expansion for Impact Eligibility and Coverage? Key Findings in Brief Effective January 2014, the ACA establishes a new minimum Medicaid eligibility

More information

Redirected Inbound Call Sampling An Example of Fit for Purpose Non-probability Sample Design

Redirected Inbound Call Sampling An Example of Fit for Purpose Non-probability Sample Design Redirected Inbound Call Sampling An Example of Fit for Purpose Non-probability Sample Design Burton Levine Karol Krotki NISS/WSS Workshop on Inference from Nonprobability Samples September 25, 2017 RTI

More information

Automatic English-Chinese name transliteration for development of multilingual resources

Automatic English-Chinese name transliteration for development of multilingual resources Automatic English-Chinese name transliteration for development of multilingual resources Stephen Wan and Cornelia Maria Verspoor Microsoft Research Institute Macquarie University Sydney NSW 2109, Australia

More information

Theme 5. THEME 5: Let s Count!

Theme 5. THEME 5: Let s Count! Theme 5 140 EXTRA SUPPORT LESSONS FOR Let s Count! 141 WEEK 1 SKILL FOCUS: PHONEMIC AWARENESS Blending Phonemes 15 20 MINUTES Objectives blend phonemes identify and say the /p/ sound Materials Picture

More information

Task-Based Language Teaching: An Insight into Teacher Practice

Task-Based Language Teaching: An Insight into Teacher Practice International Journal of Education, Culture and Society 2017; 2(4): 126-131 http://www.sciencepublishinggroup.com/j/ijecs doi: 10.11648/j.ijecs.20170204.14 ISSN: 2575-3460 (Print); ISSN: 2575-3363 (Online)

More information

Why Is the Chinese Curriculum Difficult for Immigrants Children from Southeast Asia

Why Is the Chinese Curriculum Difficult for Immigrants Children from Southeast Asia Why Is the Chinese Curriculum Difficult for Immigrants Children from Southeast Asia Chiu-Jung Chen 1,* 1 Department of E-Learning, Design and Management, National Chia-yi University, Taiwan *Correspondence:

More information

International Research Attachment Programmes (i-rap) Presented by Valerie Wan

International Research Attachment Programmes (i-rap) Presented by Valerie Wan International Research Attachment Programmes (i-rap) Presented by Valerie Wan International Relations Office (IRO) Our Mission: Foster closer international partnerships for transformative global engagement

More information

1. Share the following information with your partner. Spell each name to your partner. Change roles. One object in the classroom:

1. Share the following information with your partner. Spell each name to your partner. Change roles. One object in the classroom: French 1A Final Examination Study Guide January 2015 Montgomery County Public Schools Name: Before you begin working on the study guide, organize your notes and vocabulary lists from semester A. Refer

More information

Bachelor of Science (Hons) in Banking and Finance Awarded by Bangor University, UK No. Module Lecturer Highest

Bachelor of Science (Hons) in Banking and Finance Awarded by Bangor University, UK No. Module Lecturer Highest Bachelor of in Banking and Finance Awarded by Bangor, UK No. Module Lecturer Highest 1. Introduction to and Tricia Ang Allan Kwok Chee Seng Shareef Jaffar Dr Wilson Loh Wee Seng 2. Learning Skills Mohamed

More information

DETAILS FOR MUSICIANSHIP TIMETABLE AND MUSICIANSHIP GRADE CLASS ON-LINE ENROLMENT PROCEDURES

DETAILS FOR MUSICIANSHIP TIMETABLE AND MUSICIANSHIP GRADE CLASS ON-LINE ENROLMENT PROCEDURES DIT CONSERVATORY OF MUSIC AND DRAMA JUNIOR MUSIC AND CONTINUING EDUCATION TUITION DETAILS FOR MUSICIANSHIP TIMETABLE AND MUSICIANSHIP GRADE CLASS ON-LINE ENROLMENT PROCEDURES THE MUSICIANSHIP GRADE CLASS

More information

J j W w. Write. Name. Max Takes the Train. Handwriting Letters Jj, Ww: Words with j, w 321

J j W w. Write. Name. Max Takes the Train. Handwriting Letters Jj, Ww: Words with j, w 321 Write J j W w Jen Will Directions Have children write a row of each letter and then write the words. Home Activity Ask your child to write each letter and tell you how to make the letter. Handwriting Letters

More information

ARTICULATION AGREEMENT

ARTICULATION AGREEMENT ARTICULATION AGREEMENT between Associate of Sciences in Engineering Technologies and The Catholic University of America School of Engineering Bachelor of Science with Majors in: Biomedical Engineering

More information

Product Feature-based Ratings foropinionsummarization of E-Commerce Feedback Comments

Product Feature-based Ratings foropinionsummarization of E-Commerce Feedback Comments Product Feature-based Ratings foropinionsummarization of E-Commerce Feedback Comments Vijayshri Ramkrishna Ingale PG Student, Department of Computer Engineering JSPM s Imperial College of Engineering &

More information

Are You Ready? Simplify Fractions

Are You Ready? Simplify Fractions SKILL 10 Simplify Fractions Teaching Skill 10 Objective Write a fraction in simplest form. Review the definition of simplest form with students. Ask: Is 3 written in simplest form? Why 7 or why not? (Yes,

More information

Context Free Grammars. Many slides from Michael Collins

Context Free Grammars. Many slides from Michael Collins Context Free Grammars Many slides from Michael Collins Overview I An introduction to the parsing problem I Context free grammars I A brief(!) sketch of the syntax of English I Examples of ambiguous structures

More information

Multi-Year Guaranteed Annuities

Multi-Year Guaranteed Annuities Guarantee Product 1st Year Rate Average Period Company Name Rate Thereafter Annual Yield (Lower for older ages) 3 years American National Palladium MYG ($100k +) 2.10% 2.10% 2.10% 1.50% 3 years Lincoln

More information

Exemplar for Internal Achievement Standard French Level 1

Exemplar for Internal Achievement Standard French Level 1 Exemplar for internal assessment resource French for Achievement Standard 90882 Exemplar for Internal Achievement Standard French Level 1 This exemplar supports assessment against: Achievement Standard

More information

RANKING AND UNRANKING LEFT SZILARD LANGUAGES. Erkki Mäkinen DEPARTMENT OF COMPUTER SCIENCE UNIVERSITY OF TAMPERE REPORT A ER E P S I M S

RANKING AND UNRANKING LEFT SZILARD LANGUAGES. Erkki Mäkinen DEPARTMENT OF COMPUTER SCIENCE UNIVERSITY OF TAMPERE REPORT A ER E P S I M S N S ER E P S I M TA S UN A I S I T VER RANKING AND UNRANKING LEFT SZILARD LANGUAGES Erkki Mäkinen DEPARTMENT OF COMPUTER SCIENCE UNIVERSITY OF TAMPERE REPORT A-1997-2 UNIVERSITY OF TAMPERE DEPARTMENT OF

More information

UNIT IX. Don t Tell. Are there some things that grown-ups don t let you do? Read about what this child feels.

UNIT IX. Don t Tell. Are there some things that grown-ups don t let you do? Read about what this child feels. UNIT IX Are there some things that grown-ups don t let you do? Read about what this child feels. There are lots of things They won t let me do- I'm not big enough yet, They say. So I patiently wait Till

More information

Main Category. S/No. Name School Medal

Main Category. S/No. Name School Medal Main Category S/No. Name School Medal 1 TAN RUN XIAN Hwa Chong Institution 2 LI XUANJI NUS High School of Math & Science 3 TAN ZONG XUAN NUS High School of Math & Science 4 TAN PING LIANG NUS High School

More information

Spring 2014 SYLLABUS Michigan State University STT 430: Probability and Statistics for Engineering

Spring 2014 SYLLABUS Michigan State University STT 430: Probability and Statistics for Engineering Spring 2014 SYLLABUS Michigan State University STT 430: Probability and Statistics for Engineering Time and Place: MW 3:00-4:20pm, A126 Wells Hall Instructor: Dr. Marianne Huebner Office: A-432 Wells Hall

More information

CAVE LANGUAGES KS2 SCHEME OF WORK LANGUAGE OVERVIEW. YEAR 3 Stage 1 Lessons 1-30

CAVE LANGUAGES KS2 SCHEME OF WORK LANGUAGE OVERVIEW. YEAR 3 Stage 1 Lessons 1-30 CAVE LANGUAGES KS2 SCHEME OF WORK LANGUAGE OVERVIEW AUTUMN TERM Stage 1 Lessons 1-8 Christmas lessons 1-4 LANGUAGE CONTENT Greetings Classroom commands listening/speaking Feelings question/answer 5 colours-recognition

More information

INSTRUCTOR'S GUIDE PRONUNCIATION - Levels 1 & REVIEW LESSON I

INSTRUCTOR'S GUIDE PRONUNCIATION - Levels 1 & REVIEW LESSON I PRONUNCIATION - Levels 1 & 2 - - REVIEW LESSON I SOUNDS TO BE REVIEWED: b & v d g j l t m & n r Note: These sounds are the hardest for students to pronounce correctly. It is important that they learn proper

More information

Natural Language Processing. George Konidaris

Natural Language Processing. George Konidaris Natural Language Processing George Konidaris gdk@cs.brown.edu Fall 2017 Natural Language Processing Understanding spoken/written sentences in a natural language. Major area of research in AI. Why? Humans

More information

New primary Schools 2012/2013

New primary Schools 2012/2013 New primary Schools 2012/2013 Location: Mallow, Co. Cork Year Required: 2013 School Size required: 16 Classrooms Applications Received Co. Cork VEC (CCVEC): Co-Educational, Multi-Denominational, Medium

More information

Present tense I need Yo necesito. Present tense It s. Hace. Lueve.

Present tense I need Yo necesito. Present tense It s. Hace. Lueve. Unit Title Unit 1 Unit Topic (AP Course Theme) Greetings and Introductions: US (Personal Identity) Language Function Present tense your name is/my name is Cómo te llamas tú? Yo me llamo. Present tense

More information

LogiGear MAGAZINE THE EXPLORATORY TESTING ISSUE

LogiGear MAGAZINE THE EXPLORATORY TESTING ISSUE DEDICATED TO SHOWCASING NEW TECHNOLOGY AND WORLD LEADERS IN SOFTWARE TESTING LogiGear MAGAZINE THE EXPLORATORY TESTING ISSUE FEATURE Beware of the Lotus Eaters: Exploratory Testing By Anne-Marie Charrett

More information

GRAMMATICAL MORPHEME ACQUISITION: AN ANALYSIS OF AN EFL LEARNER S LANGUAGE SAMPLES *

GRAMMATICAL MORPHEME ACQUISITION: AN ANALYSIS OF AN EFL LEARNER S LANGUAGE SAMPLES * Volume 8 No. 1, Februari 2008 : 22-37 GRAMMATICAL MORPHEME ACQUISITION: AN ANALYSIS OF AN EFL LEARNER S LANGUAGE SAMPLES * Paulus Widiatmoko Duta Wacana Christian University Jl. Dr. Wahidin Sudirohusodo

More information

LNGT0101 Introduction to Linguistics

LNGT0101 Introduction to Linguistics LNGT0101 Introduction to Linguistics Lecture #11 Oct 15 th, 2014 Announcements HW3 is now posted. It s due Wed Oct 22 by 5pm. Today is a sociolinguistics talk by Toni Cook at 4:30 at Hillcrest 103. Extra

More information

The CYK -Approach to Serial and Parallel Parsing

The CYK -Approach to Serial and Parallel Parsing The CYK -Approach to Serial and Parallel Parsing Anton Nijholt Traditional parsing methods for general context-free grammars have been re-investigated in order to see whether they can be adapted to a parallel

More information

Progress Monitoring Assessment Tools

Progress Monitoring Assessment Tools Starfall Kindergarten Second Edition! Progress Monitoring Assessment Tools Starfall Kindergarten Assessment Overview 3 Entry Assessment 5 Mid-Year Assessment 9 Exit Assessment 13 Progress Monitoring Assessments

More information

1/20 idea. We ll spend an extra hour on 1/21. based on assigned readings. so you ll be ready to discuss them in class

1/20 idea. We ll spend an extra hour on 1/21. based on assigned readings. so you ll be ready to discuss them in class If we cancel class 1/20 idea We ll spend an extra hour on 1/21 I ll give you a brief writing problem for 1/21 based on assigned readings Jot down your thoughts based on your reading so you ll be ready

More information

Overview Transmission Dates What s New Contracts and Salaries CPI and PSC Codes Items to Remember Reports

Overview Transmission Dates What s New Contracts and Salaries CPI and PSC Codes Items to Remember Reports Overview Transmission Dates What s New Contracts and Salaries CPI and PSC Codes Items to Remember Reports Certified and Classified Personnel Information (Board Rule 160-5-2-.50) Reporting of certified

More information

Ideas for Intercultural Education

Ideas for Intercultural Education Ideas for Intercultural Education Ideas for Intercultural Education Simon Marginson and Erlenawati Sawir ideas for intercultural education Copyright Simon Marginson and Erlenawati Sawir, 2012 Softcover

More information

What are some common test misuses?

What are some common test misuses? Welcome to the CLI Winter Lunch and Learn! At your seat, you will find post-it notes. Please use the notes to answer this question. What are some common test misuses? When you are finished, place your

More information

Individual Meet Results

Individual Meet Results Licensed To: Malden YMCA HY-TEK's TEAM MANAGER.0 //0 Page SSYS Thanksgiving Y Invitational -Nov- to -Nov- [Ageup: //0] Yards Time /P/S Event Gabriel Alonso () B :.Y.0Y.Y :.Y # Boys - 00 ree # Boys - 0

More information

Trends in College Pricing

Trends in College Pricing Trends in College Pricing 2009 T R E N D S I N H I G H E R E D U C A T I O N S E R I E S T R E N D S I N H I G H E R E D U C A T I O N S E R I E S Highlights Published Tuition and Fee and Room and Board

More information

The Process of Evaluating and Selecting An Option

The Process of Evaluating and Selecting An Option The Process of Evaluating and Selecting An Option Yvonne Kellar-Guenther, PhD NewSTEPs, Colorado School of Public Health February 17, 2017 HRSA funded project (Grant No: UG8MC28554) Visit Your Goals and

More information

Using a Native Language Reference Grammar as a Language Learning Tool

Using a Native Language Reference Grammar as a Language Learning Tool Using a Native Language Reference Grammar as a Language Learning Tool Stacey I. Oberly University of Arizona & American Indian Language Development Institute Introduction This article is a case study in

More information

TCC Jim Bolen Math Competition Rules and Facts. Rules:

TCC Jim Bolen Math Competition Rules and Facts. Rules: TCC Jim Bolen Math Competition Rules and Facts Rules: The Jim Bolen Math Competition is composed of two one hour multiple choice pre-calculus tests. The first test is scheduled on Friday, November 8, 2013

More information

TENNESSEE S ECONOMY: Implications for Economic Development

TENNESSEE S ECONOMY: Implications for Economic Development TENNESSEE S ECONOMY: Implications for Economic Development William F. Fox, Director Center for Business and Economic Research The University of Tennessee, Knoxville August 2005 U.S. ECONOMY W.F. Fox, CBER,

More information

LADY HO TUNG HALL NOTICE Announcement of Round I Admission Results

LADY HO TUNG HALL NOTICE Announcement of Round I Admission Results LADY HO TUNG HALL NOTICE Announcement of Round I Admission Results The results for Round I Admission for Lady Ho Tung Hall residence 2016-2017 has been released at the following locations at 1500 hrs on

More information

TRENDS IN. College Pricing

TRENDS IN. College Pricing 2008 TRENDS IN College Pricing T R E N D S I N H I G H E R E D U C A T I O N S E R I E S T R E N D S I N H I G H E R E D U C A T I O N S E R I E S Highlights 2 Published Tuition and Fee and Room and Board

More information

XIII UN Inter-Agency Round Table on Communication for Development

XIII UN Inter-Agency Round Table on Communication for Development 15:00 17:00 Pre-Registration Flag Hall (Ground Floor Bldg B) Monday 15 September 8:00 9:00 Registration Flag Hall (Ground Floor Bldg B) Tuesday 16 September Austria Session one 9.00 9.45 Austria Opening

More information

About the College Board. College Board Advocacy & Policy Center

About the College Board. College Board Advocacy & Policy Center 15% 10 +5 0 5 Tuition and Fees 10 Appropriations per FTE ( Excluding Federal Stimulus Funds) 15% 1980-81 1981-82 1982-83 1983-84 1984-85 1985-86 1986-87 1987-88 1988-89 1989-90 1990-91 1991-92 1992-93

More information

Education: Setting the Stage. Abhijit V. Banerjee and Esther Duflo Lecture , Spring 2011

Education: Setting the Stage. Abhijit V. Banerjee and Esther Duflo Lecture , Spring 2011 Education: Setting the Stage Abhijit V. Banerjee and Esther Duflo Lecture 9 14.73, Spring 2011 1 Educating Yaprak The story of a kurdish girl who goes to boarding school after education is made compulsory

More information

Syntax Parsing 1. Grammars and parsing 2. Top-down and bottom-up parsing 3. Chart parsers 4. Bottom-up chart parsing 5. The Earley Algorithm

Syntax Parsing 1. Grammars and parsing 2. Top-down and bottom-up parsing 3. Chart parsers 4. Bottom-up chart parsing 5. The Earley Algorithm Syntax Parsing 1. Grammars and parsing 2. Top-down and bottom-up parsing 3. Chart parsers 4. Bottom-up chart parsing 5. The Earley Algorithm syntax: from the Greek syntaxis, meaning setting out together

More information

SUMMARY ON JEE (ADVANCED) [KANPUR ZONE] P Gupta & R N Sen Gupta

SUMMARY ON JEE (ADVANCED) [KANPUR ZONE] P Gupta & R N Sen Gupta SUMMARY ON JEE (ADVANCED)- 2013 [KANPUR ZONE] P Gupta & R N Sen Gupta Admission Policy Eligibility Criteria: Top 1,50,000 candidates, from all categories, based on their JEE(Main) scores Admission Criteria:

More information

A Variation-Tolerant Multi-Level Memory Architecture Encoded in Two-state Memristors

A Variation-Tolerant Multi-Level Memory Architecture Encoded in Two-state Memristors A Variation-Tolerant Multi-Level Memory Architecture Encoded in Two-state Memristors Bin Wu and Matthew R. Guthaus Department of CE, University of California Santa Cruz Santa Cruz, CA 95064 {wubin6666,mrg}@soe.ucsc.edu

More information

A Framework for Customizable Generation of Hypertext Presentations

A Framework for Customizable Generation of Hypertext Presentations A Framework for Customizable Generation of Hypertext Presentations Benoit Lavoie and Owen Rambow CoGenTex, Inc. 840 Hanshaw Road, Ithaca, NY 14850, USA benoit, owen~cogentex, com Abstract In this paper,

More information

12- A whirlwind tour of statistics

12- A whirlwind tour of statistics CyLab HT 05-436 / 05-836 / 08-534 / 08-734 / 19-534 / 19-734 Usable Privacy and Security TP :// C DU February 22, 2016 y & Secu rivac rity P le ratory bo La Lujo Bauer, Nicolas Christin, and Abby Marsh

More information

Computer Organization I (Tietokoneen toiminta)

Computer Organization I (Tietokoneen toiminta) 581305-6 Computer Organization I (Tietokoneen toiminta) Teemu Kerola University of Helsinki Department of Computer Science Spring 2010 1 Computer Organization I Course area and goals Course learning methods

More information

Direct and Indirect Passives in East Asian. C.-T. James Huang Harvard University

Direct and Indirect Passives in East Asian. C.-T. James Huang Harvard University Direct and Indirect Passives in East Asian C.-T. James Huang Harvard University 8.20-22.2002 I. Direct and Indirect Passives (1) Direct (as in 2a) Passive Inclusive (as in 2b) Indirect Exclusive (Adversative,

More information

Greta Bornemann (360) Patty Stephens (360)

Greta Bornemann (360) Patty Stephens (360) Patty Stephens (360) 725-6440 Patty.Stephens@k12.wa.us Greta Bornemann (360) 725-6352 Greta.Bornemann@k12.wa.us Agenda Goal: Provide information to help educators and students adjust to changes in mathematics

More information

A simulated annealing and hill-climbing algorithm for the traveling tournament problem

A simulated annealing and hill-climbing algorithm for the traveling tournament problem European Journal of Operational Research xxx (2005) xxx xxx Discrete Optimization A simulated annealing and hill-climbing algorithm for the traveling tournament problem A. Lim a, B. Rodrigues b, *, X.

More information

FACULTY OF ARTS. Division of Anthropology. Programme. Admission Requirements. Additional Application Information. Fields of Specialization

FACULTY OF ARTS. Division of Anthropology. Programme. Admission Requirements. Additional Application Information. Fields of Specialization FACULTY OF ARTS Division of Anthropology MPhil in Anthropology / PhD in Anthropology MPhil in Anthropology It normally takes two years (full-time) to complete 28 units. Students must also pass a General

More information

*In Ancient Greek: *In English: micro = small macro = large economia = management of the household or family

*In Ancient Greek: *In English: micro = small macro = large economia = management of the household or family ECON 3 * *In Ancient Greek: micro = small macro = large economia = management of the household or family *In English: Microeconomics = the study of how individuals or small groups of people manage limited

More information

Viet H. Do, MD EDUCATION. Texas Tech School of Medicine Health Science Center Lubbock, TX Degree: M.D. (Medical Doctorate) 08/ /2006

Viet H. Do, MD EDUCATION. Texas Tech School of Medicine Health Science Center Lubbock, TX Degree: M.D. (Medical Doctorate) 08/ /2006 Viet H. Do, MD EDUCATION Texas Tech School of Medicine Health Science Center Lubbock, TX Degree: M.D. (Medical Doctorate) 08/2002 05/2006 University of Texas at San Antonio Department of Neurobiology Degree:

More information

Texas Wisconsin California Control Consortium Group Highlights

Texas Wisconsin California Control Consortium Group Highlights Texas Wisconsin California Control Consortium Group Highlights James B. Rawlings Department of Chemical and Biological Engineering University of Wisconsin Madison Los Angeles, California February 1 2,

More information

Trends in Higher Education Series. Trends in College Pricing 2016

Trends in Higher Education Series. Trends in College Pricing 2016 Trends in Higher Education Series Trends in College Pricing 2016 See the Trends in Higher Education website at trends.collegeboard.org for figures and tables in this report and for more information and

More information

Education for Co-operation: Curriculum and the Co-operative Model in Nova Scotia s Secondary and Post-secondary Educational Institutions

Education for Co-operation: Curriculum and the Co-operative Model in Nova Scotia s Secondary and Post-secondary Educational Institutions Education for Co-operation: Curriculum and the Co-operative Model in va Scotia s Secondary and Post-secondary Educational Institutions Leslie Brown Department of Sociology and Anthropology Mount Saint

More information

CFAN 3504 Vertebrate Research Design and Field Survey Techniques

CFAN 3504 Vertebrate Research Design and Field Survey Techniques Syllabus Thailand International Field Course: December 27 2016 / 15 January 2017 CFAN 3504 Vertebrate Research Design and Field Survey Techniques 1. COURSE DESCRIPTION This course provides participants

More information

FLATHEAD RESERVATION TRANSPORTATION SAFETY MANAGEMENT PLAN April 2009

FLATHEAD RESERVATION TRANSPORTATION SAFETY MANAGEMENT PLAN April 2009 FLATHEAD RESERVATION TRANSPORTATION SAFETY MANAGEMENT PLAN April 2009 The Confederated Salish and Kootenai Tribes is committed to reducing the number of deaths and serious injuries and improving the overall

More information

AP Chemistry

AP Chemistry AP Chemistry 2016-2017 Welcome to AP Chemistry! I am so excited to have you in this course next year! To get geared up for the class, there are some things that you need to do this summer. None of it is

More information

Montana's Distance Learning Policy for Adult Basic and Literacy Education

Montana's Distance Learning Policy for Adult Basic and Literacy Education Montana's Distance Learning Policy for Adult Basic and Literacy Education 2013-2014 1 Table of Contents I. Introduction Page 3 A. The Need B. Going to Scale II. Definitions and Requirements... Page 4-5

More information

Data Structures and Algorithms

Data Structures and Algorithms CS 3114 Data Structures and Algorithms 1 Trinity College Library Univ. of Dublin Instructor and Course Information 2 William D McQuain Email: Office: Office Hours: wmcquain@cs.vt.edu 634 McBryde Hall see

More information

MESH TRAY. Automatic... p. 102 Standard UF... p. 106 Specific installations... p. 109 Accessories... p. 111 MESH TRAY. Scan me! JUNE 2017 CATALOGUE 99

MESH TRAY. Automatic... p. 102 Standard UF... p. 106 Specific installations... p. 109 Accessories... p. 111 MESH TRAY. Scan me! JUNE 2017 CATALOGUE 99 Scan me! Or download our documentation on www.nxf-pdf.fr/en Automatic... p. 102 Standard UF... p. 106 Specific installations... p. 109 Accessories... p. 111 JUNE 2017 CATALOGUE 99 OVERVIEW SUL 50 SFT 3

More information

Brian Isetts University of Minnesota - Twin Cities, Anthony W. Olson PharmD University of Minnesota, Twin Cities,

Brian Isetts University of Minnesota - Twin Cities, Anthony W. Olson PharmD University of Minnesota, Twin Cities, Volume 8 Number 1 Article 24 3-16-2017 An Evaluation of the Distribution, Scope, and Impact of Community Pharmacy Foundation Grants Completed by Academic Principal Investigators between 2002 and 2014 Brian

More information

CSCI 5582 Artificial Intelligence. Today 12/5

CSCI 5582 Artificial Intelligence. Today 12/5 CSCI 5582 Artificial Intelligence Lecture 24 Jim Martin Today 12/5 Machine Translation Background Why MT is hard Basic Statistical MT Models Training Decoding 1 Readings Chapters 22 and 23 in Russell and

More information

Evaluation of pupil premium grant expenditure 2015/16 Review Date: 16th July 2016

Evaluation of pupil premium grant expenditure 2015/16 Review Date: 16th July 2016 Evaluation of pupil premium grant expenditure 2015/16 Review Date: 16th July 2016 Overview of the school Number of pupils and pupil premium grant (PPG) received Total number of pupils on roll 689 Total

More information

Using the Attribute Hierarchy Method to Make Diagnostic Inferences about Examinees Cognitive Skills in Algebra on the SAT

Using the Attribute Hierarchy Method to Make Diagnostic Inferences about Examinees Cognitive Skills in Algebra on the SAT The Journal of Technology, Learning, and Assessment Volume 6, Number 6 February 2008 Using the Attribute Hierarchy Method to Make Diagnostic Inferences about Examinees Cognitive Skills in Algebra on the

More information

Comparison Between Three Memory Tests: Cued Recall, Priming and Saving Closed-Head Injured Patients and Controls

Comparison Between Three Memory Tests: Cued Recall, Priming and Saving Closed-Head Injured Patients and Controls Journal of Clinical and Experimental Neuropsychology 1380-3395/03/2502-274$16.00 2003, Vol. 25, No. 2, pp. 274 282 # Swets & Zeitlinger Comparison Between Three Memory Tests: Cued Recall, Priming and Saving

More information

Discriminative Learning of Beam-Search Heuristics for Planning

Discriminative Learning of Beam-Search Heuristics for Planning Discriminative Learning of Beam-Search Heuristics for Planning Yuehua Xu School of EECS Oregon State University Corvallis,OR 97331 xuyu@eecs.oregonstate.edu Alan Fern School of EECS Oregon State University

More information

INSTANT VOCABULARY 6-10

INSTANT VOCABULARY 6-10 INSTANT 6-10 LY NESS FUL AN - IAN ABLE - IBLE The Suffix "LY," which means LIKE; in the MANNER OF. NOTE: Key no. 5 "LESS" made adjectives out of nouns. Adding "LY" to these adjectives makes adverbs out

More information

Anywhere But Here. Tuesday September 13, 2016, 5-6pm (press preview), 6-9pm (opening)

Anywhere But Here. Tuesday September 13, 2016, 5-6pm (press preview), 6-9pm (opening) bétonsalon Center for Art and Research Anywhere But Here September 14 - November 5, 2016 Tuesday September 13, 2016, 5-6pm (press preview), 6-9pm (opening) Felix González-Torres, Hàm Nghi, Thao Nguyen

More information

GUIDE TO STAFF DEVELOPMENT COURSES. Towards your future

GUIDE TO STAFF DEVELOPMENT COURSES. Towards your future GUIDE TO STAFF DEVELOPMENT COURSES Towards your future BUILD YOUR RESUME DEVELOP YOUR SKILLS ADVANCE YOUR CAREER New teacher starting out? You ll want to check out the Foundation TEFL and the EF Trinity

More information

ABC of Programming Linda

ABC of Programming Linda ABC of Programming Linda Liukas @lindaliukas (Programmer) (Illustrator) (Author) Business school dropout How many here have programmed before? Who is nervous about bringing computing to kindergartens and

More information

SPECIAL ARTICLES Pharmacy Education in Vietnam

SPECIAL ARTICLES Pharmacy Education in Vietnam American Journal of Pharmaceutical Eucation 2013; 77 (6) Article 114. SPECIAL ARTICLES Pharmacy Eucation in Vietnam Thi-Ha Vo, MSc, a,b Pierrick Beouch, PharmD, PhD, b,c Thi-Hoai Nguyen, PhD, a Thi-Lien-Huong

More information

Graduate Student of Doctoral Program of Education Management, Manado State University, Indonesia 2

Graduate Student of Doctoral Program of Education Management, Manado State University, Indonesia 2 IOSR Journal of Research & Method in Education (IOSR-JRME) e-issn: 2320 7388,p-ISSN: 2320 737X Volume 7, Issue 5 Ver. IV (Sep. Oct. 2017), PP 13-17 www.iosrjournals.org School Based Management Model (Multisite

More information

The video you watched earlier about Ask Me 3 talked about four simple steps that you can take to enhance communication with your patients.

The video you watched earlier about Ask Me 3 talked about four simple steps that you can take to enhance communication with your patients. Good morning. Thank you for being here. Before we get started, I need to tell you that today s activity has been approved by the Wisconsin Medical Society for AMA PRA Category 1 Credit. All of the speakers

More information

Level 1 Word Sorts. Using Word Sorts

Level 1 Word Sorts. Using Word Sorts Level 1 Word Sorts Read Naturally s Signs for Sounds is a research-based, systematic spelling program that builds proficiency in spelling while reinforcing reading skills. Signs for Sounds teaches the

More information