MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

Size: px
Start display at page:

Download "MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG"

Transcription

1 Số

2 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG Đại hội Đảng bộ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì lần thứ XXXII nhiệm kỳ Lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Họp hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Ban Giám hiệu và Công đoàn nhà trường gặp mặt các cán bộ, viên chức là con thương bệnh binh, liệt sỹ nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/07/2015 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 Đoàn trường Đại học Công nghiệp Việt Trì: Tổ chức giải bóng đá nam sinh viên khu nội trú năm 2015

3 Chịu trách nhiệm xuất bản: NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt Trì Chịu trách nhiệm nội dung: NGƯT. TS. Quản Đình Khoa Ban biên tập: NGƯT.TS. Quản Đình Khoa - Trưởng ban TS. Trần Thị Hằng - Phó trưởng ban TS. Nguyễn Minh Tuấn - Phó trưởng ban Các thành viên: NGND.GS.TS. Nguyễn Trọng Uyển NGND.TS. Nguyễn Đình Hợi GS.TS.Trần Tứ Hiếu GS.TS. Ngô Duy Cường TS. Lê Thanh Tâm ThS. Nguyễn Gia Khoái TS. Nguyễn Minh Quý TS. Đào Tùng TS. Nguyễn Hồng Thái TS. Lê Hùng Cường TS. Võ Thành Phong TS. Lê Văn Liên Trình bày: Đỗ Sơn Hà Giấy phép xuất bản số 02/GP-BTTTT do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 31 tháng 12 năm Cơ sở 1: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, ti nh Phu Thọ. - Cơ sở 2: xa Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, ti nh Phu Thọ. Điện thoại: Website: dhcnvt@vui.edu.vn Số TRONG SỐ NÀY TIN TỨC - SỰ KIỆN Đại hội Đảng bộ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì lần thứ XXXII nhiệm kỳ Hội nghị Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì Kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/07/2015, Ban Giám hiệu nhà trường và Công đoàn trường gặp mặt các cán bộ, viên chức là con thương bệnh binh, liệt sỹ hiện đang công tác tại trường Trường đại học Công nghiệp Việt Trì đón tiếp và làm việc với cán bộ trường Đại học Tong Myong Hàn Quốc KHOA HỌC - QUẢN LÝ Phân tích các cơ chế trong sự phát triển mối quan hệ tương tác mạng lưới giáo dục giữa Nga và Việt Nam trong bối cảnh đào tạo các chuyên gia kỹ thuật Bối cảnh lịch sử hình thành mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực Giáo dục Đào tạo thế kỷ XX XXI Vai trò của ngôn ngữ tiếng Nga đối với sinh viên Quốc tế và sinh viên Việt Nam KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 16 Nghiên cứu điều chế bột α-fe theo phương pháp oxy hóa Fe(ii) trong pha lỏng từ dung dịch tẩy gỉ sắt thép phế thải Đánh giá khả năng loại bỏ nitrat và photphat của Spirulina Platensis Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hoạt tính xúc tác quang của vật liệu nano Ce-TiO 2 theo phương pháp Sol-gel Áp dụng một số phương pháp tích cực trong giảng dạy từ vựng tiếng Anh nhằm nâng cao khả năng sử dụng từ vựng trong giao tiếp Xây dựng quy trình tổ chức dạy học Tin học đại cương với sự hỗ trợ của hệ thống dạy học trực tuyến tại trường Đại học Công nghiệp Việt trì NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Một số phương pháp tăng hoạt tính xúc tác của các tinh thể nano kim loại quý được công bố trong những năm gần đây

4 4 TIN TỨC & SỰ KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ LẦN THỨ XXXII NHIỆM KỲ Trong 2 ngày 22-23/5/2015 tại Hội trường cơ sở Lâm Thao, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXXII nhiệm kỳ Tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, đại diện huyện Lâm Thao có đồng chí Bí thư Huyện ủy cùng các đồng chí trong Ban thường vụ. Đại diện Đảng bộ bạn xã Tiên Kiên có các đồng chí trong ban chấp hành Đảng ủy. Về phía trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy tiền nhiệm qua các thời kỳ, các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng ủy nhiệm kỳ khóa XXXI cùng toàn thể các đồng chí Đảng viên trong Đảng bộ. Với tinh thần nghiêm túc, dân chủ và thống nhất cao, Đại hội Đảng bộ trường ĐHCN Việt Trì nhiệm kỳ đã diễn ra thành công tốt đẹp Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì lần thứ XXXII nhiệm kỳ gồm 11 đồng chí. Ban chấp hành mới đã tiến hành phiên họp đầu tiên và bầu ra Ban thường vụ mới gồm 3 đồng chí: Đồng chí Lê Thanh Tâm giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Vũ Đình Ngọ giữ chức vụ Phó Bí thư, đồng chí Vũ Đức Bình giữ chức Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy. HỘI NGHỊ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ Nhằm đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động Khoa học và Đào tạo năm học và bàn phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp hoạt động năm học , Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường đã tổ chức kỳ họp lần thứ I. Khai mạc Hội nghị NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ đã đánh giá kết quả thực hiện về Khoa học và Đào tạo năm học của Nhà trường. Nhấn mạnh những kết quả nổi bật về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời gian qua; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và định hướng phát triển hoạt động Khoa học và Đào tạo của Nhà trường năm học Tại hội nghị, các đại biểu là thành viên của Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Kết quả kiểm phiếu NGƯT. TS. Quản Đình Khoa nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường nhận được 20/20 phiếu tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng, NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ Hiệu trưởng Nhà trường nhận được 20/20 phiếu tín nhiệm bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng. Hội nghị cũng đã thảo luận tích cực, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, mở rộng thêm các ngành đào tạo đại học phù hợp nhu cầu xã hội. Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo kết luận hội nghị, nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, mở rộng quy mô đào tạo đại học và sau đại học. Mục tiêu đến năm 2020, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước, có vai trò nòng cốt trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sánh ngang với các đại học có uy tín trong khu vực. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

5 TIN TỨC & SỰ KIỆN 5 KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ 27/07/2015, BAN GIÁM HIỆU VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TỔ CHỨC BUỔI GẶP MẶT CÁC CÁN BỘ, VIÊN CHỨC LÀ CON THƯƠNG BỆNH BINH, LIỆT SỸ Tham dự buổi gặp mặt có đại diện, Ban giám hiệu Nhà trường, Ban Thường vụ Công đoàn, Ban nữ công và các cán bộ, viên chức là con thương bệnh binh, liệt sỹ hiện đang công tác tại trường. Đây là một trong các hoạt động thường niên của Nhà trường nhằm tưởng nhớ và tri ân những cống hiến, đóng góp của những thương b binh, gia đình liệt sỹ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Thay mặt Ban Giám hiệu Nhà trường, đồng chí Nguyễn Gia Khoái, Phó hiệu trưởng Nhà trường động viên các cán bộ, viên chức là con thương bệnh binh, liệt sỹ đang công tác tại Trường phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đóng góp chung vào sự nghiệp xây dựng và phát triển trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì. Cùng ngày đoàn cán bộ đại diện cho toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên Nhà trường do đồng chí Nguyễn Gia Khoái- Phó hiệu trưởng Nhà trường làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi sức khỏe và tặng quà nhân dịp ngày 27/72015 cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Bính, 93 tuổi, ở khu 5 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Đây là hoạt động thường xuyên và thiết thực thể hiện sự quan tâm, biết ơn sâu sắc của toàn thể cán bộ, viên chức, đoàn viên công đoàn Nhà trường đến các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đoàn viên công đoàn. Buổi gặp mặt các cán bộ, viên chức là con thương bệnh binh, liệt sỹ hiện đang công tác tại Trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ ĐÓN TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TONG MYONG HÀN QUỐC Trong chuyến công tác tại Việt Nam, TS. Kim Hong Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế trường Đại học Tong Myong Hàn Quốc đã có buổi làm việc tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Cuộc gặp gỡ nhằm thảo luận các nội dung hợp tác và ký kết giữa hai Trường. Đón tiếp cán bộ trường Đại học Tong Myong Hàn Quốc có NGƯT.TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng Nhà trường; ThS. Vũ Đức Bình - Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính; TS.Nguyễn Thị Kim Thúy - Trưởng Phòng Đào tạo, cùng các giảng viên trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tại buổi làm việc, TS. Vũ Đình Ngọ và TS. Kim Hong đã bày tỏ thiện chí hợp tác giữa trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Việt Nam với trường Đại học Tong Myong, Hàn Quốc về các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hai bên hy vọng sẽ hợp tác hữu nghị lâu dài mang lại cho giảng viên và sinh viên nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc. TS. Kim Hong cũng chia sẻ sự quan tâm trong việc hỗ trợ học bổng cho sinh viên tại trường Đại học Tong Myong Hàn Quốc cũng như sự hỗ trợ trong việc mở lớp dạy tiếng Hàn Quốc tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cho sinh viên có nhu cầu du học và lao động tại Hàn Quốc. Cuộc gặp gỡ kết thúc tốt đẹp để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho đoàn cán bộ trường Đại học Tong Myong Hàn Quốc cũng như cán bộ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

6 6 KHOA HỌC QUẢN LÝ PHÂN TÍCH CÁC CƠ CHẾ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC MẠNG LƯỚI GIÁO DỤC GIỮA NGA VÀ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐÀO TẠO CÁC CHUYÊN GIA KỸ THUẬT TS. Vũ Đình Ngọ, Hiệu trưởng - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. TS. Bùi Đình Nhi, Khoa Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. PGS,TS. Artem Bezrukov, Phòng Hợp tác Quốc tế - Trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan. ABSTRACT This paper analyses the networking between Russian and Vietnamese institutions for training highly qualified specialists in engineering. The authors consider different approaches to international networking with partners including research and academic organizations, representatives from government administration and industry. Special emphasis is given to the education component in the formation of international networking partners. Keywords: Engineering education, Vietnam, international cooperation, networking. Các chuyên gia có trình độ cao trong điều kiện xã hội hiện đại cần phải có tính cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế [5]. Một mặt, các trường đại học đang đào tạo cho các sinh viên tốt nghiệp của mình những kiến thức cần thiết cho sự nghiệp trong điều kiện cần có sự linh động giáo dục chuyên nghiệp xuyên quốc gia, mặt khác, các trường đại học cũng đang trở thành nhà cung cấp dịch vụ giáo dục và nghiên cứu cho các sinh viên nước ngoài [3]. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trường đại học nghiên cứu đào tạo các chuyên gia kỹ thuật [2]. Kỹ sư trẻ cần phải được thích nghi với các điều kiện trong khuôn khổ của mạng lưới hợp tác theo tam giác Hoạt động khoa học và giáo dục - Công nghiệp - Kinh doanh Các khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới về khoa học, kỹ thuật và công nghiệp hiện nay là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mối quan hệ truyền thống của Nga với các nước cả Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục và các dự án công nghiệp chung cho phép hình thành các khu vực đầy hứa hẹn cho tính đa dạng giáo dục và xuất khẩu dịch vụ giáo dục song phương. Bài viết này thảo luận về các cơ chế có thể hình thành trong mạng lưới hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của Nga và Việt Nam để đào tạo các kỹ sư có trình độ. Mối quan hệ mạng lưới trong giáo dục [1] cho phép thu hút các nguồn lực của các tổ chức khác để giải quyết những thách thức của các cơ sở giáo dục. Đối với giáo dục kỹ thuật, thành phần cấu trúc quan trọng của hợp tác mạng lưới các trường đại học là các tổ chức khoa học và giáo dục khác, đại diện các doanh nghiệp, công nghiệp và cơ sở hạ tầng tiên tiến (khu công nghệ, vv). Sự chuyển biến ở cấp độ quốc tế làm cho hình ảnh mạng lưới hợp tác các trường đại học phức tạp hơn. Ví dụ, khi xem xét hai quốc gia độc lập, chúng ta có thể nói về sự tồn tại của các rào cản để liên kết giáo dục như là sự khác nhau trong cấu trúc chính trị và hành chính, đặc biệt là pháp luật, chế độ thị thực, sự cần thiết phải bổ sung tài chính, cũng như một rào cản quan trọng là ngôn ngữ [4]. Như vậy, ranh giới giữa hai quốc gia tạo thành các rào cản nói trên chính là yếu tố chủ chốt quyết định khả năng có thể tạo thành mô hình mạng lưới hợp tác các trường đại học giữa hai nước. Các rào cản đó được phân chia thành hai bộ phận, mỗi bộ phận bao gồm những thành phần tham gia tương tự nhau của mạng lưới hợp tác. Trong giới hạn quốc gia của mình, các yếu tố của mạng lưới hợp tác có thể được liên kết với nhau, thường là theo một cơ chế giống nhau, nhưng sự tương tác của chúng với các đối tác nước ngoài là rất phức tạp vì sự hiện diện của các rào cản xuyên biên giới. Các chi tiết cụ thể của các rào cản đó đối với mỗi cặp quốc gia sẽ xác định các đặc TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

7 KHOA HỌC QUẢN LÝ 7 tính của mạng lưới hợp tác các cơ sở giáo dục và cơ chế hình thành mạng lưới liên kết đối tác tại mỗi quốc gia. Vượt qua những rào cản trên có thể bằng cách thêm vào các yếu tố phụ trong mô hình mạng lưới hợp tác. Trên cấp độ quốc tế, các yếu tố như vậy sẽ là các thỏa thuận, hợp đồng chính phủ hoặc các cấu trúc khác để hỗ trợ các dự án giáo dục. Yếu tố quan trọng nhất ở đây là nguồn tài chính cho giáo dục quốc tế tiền trợ cấp, tiền tài trợ, các cuộc thi, vv. Cơ chế sau là một minh họa cho cách tiếp cận Top-down : người tham gia mạng lưới hợp tác dựa vào hoạt động của mình để phân chia thứ bậc cao thấp khi hợp tác với các đối tác nước ngoài. Thành viên nằm trong cấu trúc bậc cao sẽ có quyền lớn hơn khi quyết định một việc. Cơ chế trên đưa đến khả năng có thể loại bỏ các rào cản hành chính và tài chính, nhưng hiệu quả của nó bị hạn chế bởi khả năng thực hiện các quyết định của các thành viên trong cấu trúc bậc cao cao hơn phần còn lại trong mạng lưới hợp tác sẽ làm phức tạp vấn đề và trong thực tế dẫn đến các rào cản khác. Một cơ chế ngược lại Bottom-up hiệu quả hơn và đưa đến khả năng các thành viên tham gia được độc lập xây dựng mạng lưới hợp tác với các đối tác nước ngoài của mình, vượt qua được các rào cản. Theo cơ chế này có thể phát triển mạng lưới hợp tác các trường đại học trong đất nước của mình. Ở cấp độ quốc tế, cơ chế này vẫn có thể được sử dụng, ví dụ, đối với các nước EU có một không gian hành chính và pháp lý, kinh tế và ngôn ngữ duy nhất, nhưng cũng chính vì những lý do như vậy nên việc áp dụng cơ chế trên cho Nga - Việt Nam sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, cần phải làm nổi bật lên rằng nhiều trường đại học tại Việt Nam đang có nguồn dự trữ tiếng Nga phong phú. Để thiết lập mạng lưới hợp tác các trường đại học của Nga và Việt Nam một cơ chế phối hợp được đưa ra, dựa trên cách tiếp cận Column và Row, khi mà trường đại học trở thành một cây cầu cho người tham gia tiềm năng ngăn chặn các rào cản. Cơ chế Bottom-up được sử dụng khi cần thiết; và để vượt qua các rào cản hành chính và pháp lý giữa hai nước sẽ sử dụng cơ chế Top-down. Cần nhấn mạnh rằng chính ý nghĩa của thuật ngữ cầu nối liên kết dùng để chỉ sự hiện diện liên tục của các trường đại học từ cả hai bên, vượt qua hàng rào biên giới để xây dựng một mạng lưới hợp tác các thành viên. Hình thức hiện diện của các trường đại học ở nước khác có thể thông qua một văn phòng đại diện tại trường đại học đối tác hoặc công ty, hoặc là sự hiện diện của một đại diện thường trực cụ thể. Như vậy, để tổ chức mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học kỹ thuật của Nga và Việt Nam cần sử dụng một cơ chế kết hợp Bottomup - Top-down với sự hiện diện trong cấu trúc mạng lưới hợp tác các trường đại học khác, các công ty và các trung tâm đổi mới trên cả hai bên biên giới, cũng như các nhóm liên kết chính phủ, cơ cấu hành chính và các quỹ để tài trợ cho các dự án chung. Để vượt qua các rào cản một cách có hiệu quả và xây dựng một mạng lưới các đối tác cần phải có sự hiện diện thường trực của các trường đại học Nga tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Goedkoop J.B., Grioni M., Fuggle J.C. (1991), X-ray dichroism as a probe of the electronic ground state in ultrathin rare-earth overlayers, Phys. Rev. B 43 (1), pp [2]. Grebenschikova A.V. (2014), Networking in Education: Philosopher s Approaches to the Interaction, Professional Project: Ideas, Technologies, and Results, Issue 2 (15), pp [3]. Murtazina L.G., Ziyatdinova J.N. (2011), Academic Mobility as a Factor of Development of a National Research University, Bulletin of Kazan Technological University, Issue 19, pp [4]. Osipov P.N., Ziyatdinova J.N. (2015), Globalization as a Factor of Students Self- Development, Higher Education in Russia, Issue 1, pp [5]. Bezrukov A., ZIyatdinova J. (2014), Internationalizing engineering education: A language learning approach, Proceedings of 2014 International Conference on Interactive Collaborative Learning, Dubai, pp ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

8 8 KHOA HỌC QUẢN LÝ BỐI CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NGA VÀ VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THẾ KỶ XX XXI TS. Quản Đình Khoa Nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Anna Sukhristina, Urazbaev Rafkat Phó Hiệu trưởng, Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc Gia Kazan Liên bang Nga. ABSTRACT The authors analyze academic cooperation between Russia and Vietnam during centuries. The paper demonstrates the background for Russian-Vietnamese friendship relations and academic mobility of Vietnamese students. The political events of 20th century weakened the links between Russian and Vietnamese institutions, however since recently we witness the renewal of partnership cooperation between the countries. Keywords: Engineering education, Russian-Vietnamese cooperation, academic mobility. Đầu của thế kỷ 21 đánh dấu sự xem xét lại việc ưu tiên chính sách đối ngoại của Nga và việc tăng cường các mối quan hệ hiện có với các đối tác cũ. Do đó, mối quan hệ Nga-Việt bước vào một giai đoạn mới, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Các chuyến thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo hai nước trong năm đã ký kết một số thỏa thuận liên chính phủ, cho thấy sự khởi đầu một giai đoạn mới nâng cao chất lượng hợp tác trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng, giáo dục, du lịch... Thực tế là quá trình phát triển mối quan hệ hợp tác được thiết lập trở lại vào năm 2001 trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội, khi đó đã ký kết Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sự phát triển thành công trong hợp tác chính trị và kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác giáo dục [6]. Các nhà lãnh đạo hai nước tiến hành hợp tác trong những dự án lớn - xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Ninh Thuận 1, sự tham gia của tập đoàn dầu khí Nga Gazpromneft trong việc hiện đại hóa nhà máy lọc dầu Dung Quất, thu hút các công ty Nga KAMAZ và GAS đầu tư vào ngành ô tô Việt Nam, đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ cho các dự án chung. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng đặc biệt hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật. Bài viết này đánh giá tình trạng thực tế quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đại học. Phân tích các yếu tố góp phần kéo gần chính trị giữa hai nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động học tập của sinh viên các trường đại học kỹ thuật. Cung cấp một đánh giá triển vọng hợp tác hơn nữa giữa hai nước trên cơ sở các thỏa thuận liên chính phủ. Bài viết trình bày cách giải quyết vấn đề hiện tại và cách tăng cường quan hệ song phương trong các hoạt động khoa học và giáo dục. Vai trò chìa khóa để phát triển thành công hợp tác học thuật là các trường đại học của hai nước, đó giống như là trung tâm quốc tế hóa giáo dục, phát triển những ý tưởng sáng tạo và thể hiện tầm nhìn mới về thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa. Sự ra đời quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nga được bắt nguồn từ những năm 1920 của thế kỷ trước, khi người Việt Nam bắt đầu đến Liên Xô. Năm 1923, theo học tại Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông tại Moscow là lãnh đạo tương lai của cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hồ Chí Minh). Đến cuối những năm 1930 ở Liên Xô đã đào tạo gần 70 người Việt Nam [8]. Trong những năm Nhật Bản nắm giữ quyền lực thực tế ở Đông Dương, vì TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

9 KHOA HỌC QUẢN LÝ 9 vậy chính quyền Pháp, đứng đầu là Tổng đốc Deco, đã buộc phải tổ chức một loạt các cải cách. Thực tế này đặc biệt quan trọng đối với hệ thống giáo dục của Việt Nam, trong lịch sử sự chiếm đóng của Pháp bắt đầu từ năm 1858, hình thành nên một đế chế để chinh phục các nước khác. Giáo dục tiếng Pháp nhằm nâng cao tính chất thuộc địa đối với những người dân địa phương trong việc quản lý và thực hiện các giao dịch thương mại. Việc đào tạo được thực hiện ở mức độ như vậy làm các nhà quản lý không nhận được kiến thức chuyên sâu và rộng. Đến 95% dân số Việt Nam không biết chữ, theo thống kê năm 1942 tại Việt Nam chỉ có hai cơ sở giáo dục đại học, có khả năng thu nhận khoảng 600 người. Rõ ràng, số trường đại học và số sinh viên được tiếp nhận ít ỏi như vậy không thể đáp ứng được nhu cầu của đất nước với nhiều triệu người [4, 9]. Chiến thắng của Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm cho thấy sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và góp phần cho sự thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam, kết quả là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được hình thành, là đất nước công nông đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á. Thực tế là Liên Xô và Việt Nam đồng thời thoát khỏi sự đô hộ của những kẻ xâm lược nước ngoài, hình thành sự xích lại gần nhau về chính trị giữa hai nước, quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập trong năm Trong bối cảnh này, sinh viên Việt Nam lại bắt đầu quay trở lại Liên Xô để nhận được nền giáo dục có chất lượng cao tại các tổ chức giáo dục đại học thuộc các lĩnh vực khác nhau, để cung cấp cho cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ cấp bách nhất là đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật, là nhu cầu đối với việc phát triển các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Điều này Liên Xô có thể giúp Việt Nam vì có số lượng lớn các trường đại học kỹ thuật, cung cấp đội ngũ nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực quốc phòng, công nghiệp dầu khí, luyện kim và các lĩnh vực khác. Nhóm sinh viên đầu tiên đến Moscow vào năm 1951, bao gồm 21 người. Sau khi trở về nước đã nắm giữ những vị trí đứng đầu trong các bộ và cơ quan chính phủ. Thực tế đã mở ra cơ hội cho những người Việt trẻ tuổi được đào tạo ở Liên Xô và kể từ năm 1953 hàng năm đều có từng nhóm mới các sinh viên Việt Nam sang Nga để nâng cao kỹ năng và học tập kiến thức khoa học kỹ thuật [5, 10]. Từ năm 1950 đến năm 2015 tại các cơ sở giáo dục đại học của Liên Xô/Nga đã đào tạo được khoảng 55 nghìn chuyên gia từ Việt Nam có trình độ kỹ sư, thạc sỹ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, và nhiều người được phong học hàm phó giáo sư, giáo sư. Trong số họ đã hoặc đang là lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong đó phải kể đến: Tổng Bí thư Trung ương Đảng (từ năm 2011) Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (giai đoạn ) Trần Đức Lương, Nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng (giai đoạn ) Nông Đức Mạnh, cựu Thủ tướng của Việt Nam (giai đoạn ) Phan Văn Khải, nhiều nhà khoa học tiêu biểu của đất nước GS.Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, GS. Đặng Vũ Minh (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - VAST), GS. Nguyễn Khánh Toàn và GS. Nguyễn Duy Quý (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - VAON), Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn và nhiều người khác. Nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân được phong tăng danh hiệu anh hùng dân tộc Xô Viết [5]. Như vậy, trong các trường đại học Liên Xô thế hệ trí thức Việt Nam đã tích lũy tình yêu và sự tôn trọng đối với nền văn hóa và ngôn ngữ Nga để mang về đất nước. Điều này cho phép bạn gọi Việt Nam là đất nước nói tiếng Nga ở Đông Nam Á. Vì những đóng góp cho sự phát triển quan hệ hợp tác giáo dục Nga- Việt, một số trường đại học của Nga đã được trao tặng giải thưởng khác nhau của chính phủ Việt Nam, trong đó có Huân chương Hữu nghị vào năm 1978 một thỏa thuận đã được ký kết giữa Chính phủ Liên Xô và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sự tương đương các văn bản về giáo dục, bằng cấp được cấp tại Liên Xô và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [5]. ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

10 10 KHOA HỌC QUẢN LÝ Trong các cuộc kháng chiến giữa kỷ thế kỷ XX, người dân Việt đã luôn luôn có sự hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất của Liên Xô. Liên Xô tài trợ cho việc xây dựng các cơ sở khác nhau ở Việt Nam - cả thương mại (liên doanh để sản xuất dầu mỏ và khí đốt Vietsopetro ) và các tổ chức giáo dục (Đại học Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội, rạp chiếu phim, nhà hát). Tuy nhiên, sau sự kiện lịch sử diễn ra ở Liên Xô trong những năm , sự phát triển mối quan hệ Nga-Việt đã chậm lại. Vào giữa những năm 1990, Nga không còn là ưu tiên cho giáo dục đại học đối với các công dân Việt Nam. Các đất nước được lựa chọn cho việc du học của sinh viên Việt Nam là Mỹ, Pháp, Úc, Đức và Nhật Bản. Theo UNESCO, trong năm 2005 đã đào tạo được công dân Việt Nam ở nước ngoài, chiếm khoảng 2% tổng số sinh viên Việt Nam. Hướng ưu tiên của Việt Nam với phương Tây là một thực tế vì hiện nay các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Mỹ chiếm ưu thế về việc làm [7]. Sự thay đổi như vậy có nhiều nguyên nhân. Lý do chính là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, nền kinh tế của Nga trong một thời gian dài đã không cho phép thực hiện các chính sách để thu hút sinh viên nước ngoài. Nguồn dự trữ tài chính được sử dụng cho việc duy trì và phục hồi lại hệ thống giáo dục trong nước, quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực giáo dục chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Đồng thời, với các quá trình phức tạp đang diễn ra ở đất nước, sự tiếp cận thị trường dịch vụ giáo dục trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị cạnh tranh bởi các quốc gia phương Tây và các nước châu Á phát triển. Các quốc gia đó tiến hành các chính sách tích cực để thu hút sinh viên nước ngoài: có các quỹ học bổng khác nhau, thực hiện các chương trình quảng bá ngôn ngữ, tổ chức các cuộc thi về giáo dục, khoa học để nhận các khoản tài trợ. Kết quả là Nga đã bị mất vị trí đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo cán bộ có trình độ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự nguội lạnh trong các mối quan hệ giữa hai nước sau sự sụp đổ của Liên Xô đã dẫn đến việc giảm số lượng sinh viên Việt Nam vào Nga, giảm kinh phí cho việc quảng bá văn hóa Nga, giảm sự quan tâm nghiên cứu tiếng Nga ở Việt Nam, chấm dứt cung cấp sách tiếng Nga vào Việt Nam v.v Vậy thái độ của người Việt với tình trạng này là gì? Theo khảo sát của Ryazantsev và Pismen [7], 33% người Việt Nam (được hỏi) muốn đào tạo ở nước ngoài như là một cách để thực hiện việc di dân. Khoảng 32% nói rằng họ sẽ gửi con đến học tại một đất nước để học ngôn ngữ đó từ cấp phổ thông. 13% số người trả lời nhấn mạnh hiệu quả của quảng cáo về triển vọng học tập nền giáo dục ở các nước khác và 12% coi trọng chất lượng giáo dục. Một số quốc gia tiềm năng trong việc đào tạo sinh viên Việt Nam: 33,4% thích Hoa Kỳ, 19,9% - Anh, 17,4% - Úc, 8% - Hàn Quốc, 5,9% - Pháp, 1,7% - Singapore, 1,2% - Canada, 1% - các nước EU, 0,8% - Nga. Những con số này chứng minh một sự thật rằng tiếng Anh hiện đang có ảnh hưởng quyết định về phương hướng du học của sinh viên và học sinh [7]. Một lý do khác cho việc suy giảm sự quan tâm của người Việt đến nền giáo dục đại học của Nga là những điều kiện xã hội ở Nga. Đến thế kỷ 21, người Nga vẫn không thể hòa nhập được với các đại diện của các quốc gia khác. Ngay cả đối với giới trẻ năng động vẫn quan sát thấy thái độ bài ngoại và phân biệt chủng tộc. Phó chủ tịch hội người Việt Nam tại Nga, ông Lê Đình Vũ trong một cuộc phỏng vấn cho biết: Nhóm côn đồ đầu trọc làm giảm khả năng du học sang Nga. Nhiều bậc cha mẹ Việt rút con cái của họ từ Nga về và gửi đi học ở Australia, mặc dù tốn kém hơn. Họ có nhiều lựa chọn về nơi để đào tạo cho con cái của họ: ở Nga, châu Âu, Mỹ hoặc Úc. Tuy nhiên, nếu một chuyên gia đã nhận được giáo dục đại học ở Nga, sẽ trở thành người truyền bá văn hóa, khoa học và công nghệ của nước Nga vào Việt Nam. Hãy tạo ra một môi trường yên bình và Nga sẽ có sinh viên Việt Nam giống như ở Australia và thậm chí nhiều hơn [2]. Như vậy, rõ ràng là việc tổ chức hợp tác giáo dục giữa Nga và Việt Nam cần phải sửa đổi. Để làm sống lại mối quan hệ giữa hai nước và nâng chúng lên một tầm cao mới, cần phải có TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

11 KHOA HỌC QUẢN LÝ 11 một cơ chế khác để thực hiện sự hợp tác giữa các trung tâm khoa học và giáo dục. Trong những năm cuối thế kỷ vừa qua hai nước đã ký kết một số thỏa thuận liên chính phủ tạo ra cơ sở pháp lý cho các quan hệ trong lĩnh vực này. Trong số đó là các thỏa thuận về hợp tác khoa học và kỹ thuật (1992), hợp tác về văn hóa và khoa học (1993), hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (2005), Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc công nhận và sự tương đương các văn bản về giáo dục (2010). Một văn bản chính thức được ký kết gần đây vào tháng 11 năm 2014 là một thỏa thuận liên chính phủ Nga-Việt về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Dmitry Livanov cho biết: Chúng tôi đã sẵn sàng trong năm 2015 thiết lập một nguồn ngân sách cho việc tiếp nhận sinh viên Việt Nam vào các trường đại học Nga với số lượng là 700 người, và trong năm 2020 là 1000 người [3]. Điều này gắn liền với các biện pháp để thúc đẩy ngôn ngữ Nga ở Việt Nam, phát triển các chương trình giáo dục, nghiên cứu chung. Cùng với các biện pháp hỗ trợ của nhà nước cho việc vận động học tập, trong đó bao gồm sự gia tăng số lượng hạn ngạch cho các sinh viên Việt Nam du học tại các trường đại học Nga. Ngoài ra, các trường đại học cần phải tự mình thực hiện các chính sách để thu hút sinh viên từ Việt Nam. Kinh nghiệm của trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan (KNRTU) cho thấy rằng một trong những biện pháp để thực hiện có hiệu quả hợp tác giữa các tổ chức giáo dục đại học là tổ chức các mối quan hệ song phương thông qua văn phòng đại diện ở nước ngoài của các trường đại học Nga. Văn phòng đại diện KNRTU được mở vào mùa hè năm 2014 tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trở thành trung tâm phối hợp hợp tác với người đứng đầu các tổ chức khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam. Nhân viên văn phòng là người Việt am hiểu văn hóa và ngôn ngữ Nga, thực hiện vai trò cầu nối trung gian trong việc thực hiện các dự án khác nhau. Điều này cho phép loại bỏ những hiểu lầm do khác biệt văn hóa giữa các thành viên. Thực tế là các hoạt động của văn phòng đại diện KNRTU được thực hiện trên cơ sở hợp tác với trường đại học đối tác - trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, với các chương trình giáo dục tương tự và sự ủng hộ tích cực của những người quản lý hai bên trong việc thực hiện các dự án. Nhờ hoạt động thông tin của văn phòng đại diện, các sinh viên và học sinh Việt Nam biết được về chất lượng giáo dục và các chương trình giáo dục kỹ thuật của KNRTU. Kết quả là, vào năm 2014 có 12 nghiên cứu sinh đến từ Việt Nam được nhận học bổng Hiệp định giữa hai chính phủ Nga-Việt để học tập tại KNRTU trong các lĩnh vực công nghệ. Vào mùa thu năm 2014, họ đến Nga và hiện đang hoàn thành khóa đào tạo dự bị ngôn ngữ tại trường KNRTU. Hướng nghiên cứu và giáo sư hướng dẫn được xác định cho mỗi nghiên cứu sinh. Năm 2015, KNRTU nhận được 15 hồ sơ của các nghiên cứu sinh tương lai [1]. Bên cạnh việc tổ chức vận động học tập đối với sinh viên Việt Nam, văn phòng đại diện còn mang một số chức năng quan trọng khác, trong đó là việc thành lập các quan hệ đối tác chiến lược, duy trì liên lạc với các đối tác của KNRTU hiện có, theo dõi tình hình thị trường dịch vụ giáo dục tại Việt Nam, phát triển và thực hiện các dự án hợp tác chung. Như vậy, bối cảnh lịch sử trong quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục. Trong tình hình chính trị hiện nay giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam điều đó trở thành yếu tố chiến lược. Cả hai chính phủ đang thực hiện mọi nỗ lực để duy trì các mối quan hệ hiện có và hình thành các mối quan hệ mới. Mặc dù mối quan tâm của sinh viên Việt Nam đối với Nga hiện nay chưa được sâu rộng và đầy đủ nhưng sự hợp tác giáo dục giữa hai nước là có tiềm năng lớn. Một công cụ mới cho việc tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục là văn phòng đại diện của các trường đại học Nga tại Việt Nam, đó là cơ quan điều phối các dự án chung và hỗ trợ các mối quan hệ hiện có và vận động học tập của sinh viên Việt Nam. Hiệu quả của phương pháp này được minh họa rõ nét trong mối quan ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

12 12 KHOA HỌC QUẢN LÝ hệ giữa trường KNRTU và Đại học Công nghiệp Việt Trì. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Кочнев А.М (2015). Образование на основе сетевого взаимодействия // Высшее образование в России. 5. С Ле Динь Ву. Дело пойдет // Конкуренция и рынок С Министерство образования и науки Российской Федерации. [Электронный ресурс] URL: (дата обращения: ). 4. Нгуен Динь Лам. Эволюция системы образования в колониальном Вьетнаме, гг.: диссертация канд. ист. наук. М. 137 с. 5. Нгуен Тхань Хыонг (2013). Сотрудничество в области науки и техники, образования и профессиональной подготовки // Российско-вьетнамские отношения: современность и история. Взгляд двух сторон. М.: ИДВ РАН. С Осипов П.Н., Иванов В.Г., Зиятдинова Ю.Н (2015). По пути интернационализации инженерного образования (опыт КНИТУ) // Высшее образование в России. 5. С Рязанцев С.В., Письменная Е.Е (2013). Образовательная и трудовая миграция вьетнамцев в Россию: тенденции и потенциал // Вьетнамские исследования. 3. М.: ИДВ РАН. С Фам Суан Шон (2013). Культура Вьетнама и культурные связи между Вьетнамом и Россией // Российсковьетнамские отношения: современность и история. Взгляд двух сторон. М.: ИДВ РАН. С Фан Чунг Киен (2014). Сравнительный анализ систем среднего профессионального образования России и Вьетнама: диссертация канд. пед. наук. Н. Новгород. C Хасанова Г.Б., Валеева Н.Ш (2014). Трудоустройство выпускников инженерных вузов: трудности и пути их преодоления/ Вестник Казанского технологического университета. Т С TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

13 KHOA HỌC QUẢN LÝ 13 VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TIẾNG NGA ĐỐI VỚI SINH VIÊN QUỐC TẾ VÀ SINH VIÊN VIỆT NAM TS. Lê Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. TS. Minh Thị Thảo, Khoa Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. PGS.TS. N. Bezrukov, phòng Hợp tác Quốc tế - Trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan. ABSTRACT This paper considers the importance of Russian language for the development of academic mobility of Vietnamese students. The effect of advanced language training is studied within the academic mobility of prospective foreign students of a Russian Engineering University. Keywords: International education, Russian language classes, academic mobility, engineering education Giáo dục quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành các chuyên gia đẳng cấp thế giới. Chương trình giáo dục chung giữa các trường đại học ở các nước khác nhau nhất thiết phải ở dạng đa ngôn ngữ: ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ, sinh viên theo chương trình này còn được học thêm ngôn ngữ của nước có cùng chương trình đào tạo liên kết với trường đang theo học [1]. Một điều kiện tiên quyết của tính di động khoa học quốc tế là khả năng của các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên sử dụng một ngôn ngữ chung để trao đổi kiến thức và giao tiếp với nhau. Tất nhiên, không thể bỏ qua vai trò của ngôn ngữ quốc tế - tiếng Anh - là ngôn ngữ trung gian chính đối với những người không nói được ngôn ngữ bản địa của nhau. Đồng thời, nghiên cứu ngôn ngữ bản địa của các trường đại học chủ nhà là một kết quả vốn có của chương trình đào tạo chung và trao đổi sinh viên giữa các nước. Đi đầu trong ngôn ngữ của chương trình di động hàn lâm là ngôn ngữ tiếng Anh và các ngôn ngữ khác trên thế giới như tiếng Nga. Vào năm 2014 theo kết quả khảo sát của tổ chức quốc tế SIL International (website Ethnologue.com), tiếng Nga nằm trong top 10 ngôn ngữ hàng đầu thế giới (xếp ở vị trí thứ 8, trong đó tiếng Nga là ngôn ngữ mẹ đẻ của 167 triệu người). Đồng thời, kết quả cho thấy có hơn 110 triệu người sử dụng tiếng Nga ở các mức độ khác như ngôn ngữ thứ hai. Nga có một mối quan hệ lịch sử lâu dài với các nước Đông Âu và Trung Á, do đó mối quan hệ hợp tác quốc tế chuyên sâu đã được thực hiện bởi Liên Xô cũ với các nước châu Phi và châu Á Thái Bình Dương. Một số lượng lớn người dân ở các quốc gia này có thể dụng tiếng Nga như một ngoại ngữ, đó chính là kết quả của quá trình giáo dục tại các trường Đại học của Liên Xô và Nga, do đó có thể thấy được sự hiện diện của ngôn ngữ tiếng Nga ở nước ngoài và được phát triển ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia. Một mặt, tiếng Nga còn được coi như một công cụ cần thiết cho việc thực hiện chính sách «quyền lực mềm» thúc đẩy các mối quan hệ cùng có lợi giữa Nga và các nước khác trên thế giới. Mặt khác, kiến thức tiếng Nga của người nước ngoài là thường không ổn định và thường trên quy mô đối với một thế hệ duy nhất mà không được đổi mới thường xuyên. Cần nhấn mạnh rằng, giáo dục và đào tạo các sinh viên nước ngoài (theo chương trình hoạt động học thuật) góp phần duy trì tiếng Nga ở môi trường nước ngoài trong thời kỳ Liên Xô. Hiện nay, hoạt động học thuật là điều cần thiết cho việc bảo tồn và phục hồi ngôn ngữ tiếng Nga, không chỉ ở châu Á, châu Phi, mà còn ở các nước láng giềng. Chương trình đào tạo các nghành kỹ thuật được coi là một trong các chương trình quan trọng trong hoạt động học thuật quốc tế. Sự phát triển mạnh và chuyên sâu trong công nghệ kỹ thuật giữa các đối tác quốc tế và Nga, đặc biệt với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dẫn đến nhu cầu các chuyên gia khoa học và kỹ ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

14 14 KHOA HỌC QUẢN LÝ thuật ở các nước này ngày một tăng. Một điều kiện tiên quyết quan trọng cho việc đào tạo các sinh viên nước ngoài tại Nga là dự án giữa các nước trong lĩnh vực giáo dục đại học và phát triển công nghệ [2] với các nước trong khu vực như Trung Quốc [3] và Việt Nam. Do đó, cần một nhu cầu đào tạo cán bộ có trình độ để thực hiện các dự án trên và các trường đại học kỹ thuật Nga là nơi đào tạo lý tưởng. Một kết quả tất yếu của quá trình đào tạo sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài là ngôn ngữ tiếng Nga. Trong chương trình hoạt động học thuật quốc tế có một số hình thức đào tạo có đóng góp quan trọng đối với việc hình thành và duy trì ngôn ngữ tiếng Nga ở nước ngoài. Ví dụ, trong mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam, cụ thể giữa hai trường Đại học Công nghệ Nghiên cứu Quốc Gia Kazan (KNRTU) và Đại học Công nghiệp Việt Trì (nằm ở phía Bắc Việt Nam) đang tiếp tục nghiên cứu vai trò của ngôn ngữ tiếng Nga trong hoạt động học thuật khoa học quốc tế. Sự phát triển di động hàn lâm quốc tế giữa trường đại học Công nghiệp Việt Trì và KNRTU được thực hiện phù hợp đúng với các quy định chung của hợp tác giáo dục quốc tế [4]. Chương trình hoạt động học thuật quốc tế trong khuôn khổ hợp tác được thực hiện khi có những điều kiện tiên quyết sau: - Có môi trường ngôn ngữ; - Có nguồn tài chính cho các chương trình quốc tế. KNRTU có được những điều kiện trên là kết quả tương tác chặt chẽ với cơ quan nhà nước Nga (Bộ hợp tác quốc tế) và với trường Đại học tại Việt Nam. Theo thống kê năm 2014 có tất cả 56 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam theo học tại KNRTU, trong đó một phần lớn theo học bổng chính phủ. Trước khi vào học chính, sinh viên và nghiên cứu sinh phải học một năm dự bị đại học, đồng thời bắt buộc phải học tiếng Nga. Trong kết cấu phân chia KNRTU có một bộ môn đào tạo tiếng Nga như một ngoại ngữ trong giao tiếp chuyên nghiệp, chuyên đào tạo các sinh viên nước ngoài. Chương trình đào tạo dự bị tiếng Nga kéo dài 10 tháng, cốt lõi của chương trình này phục vụ cho các nghành kỹ thuật. Sinh viên được đào tạo tiếng Nga theo định hướng chuyên nghành học sau này. Sau khóa học sinh viên sẽ nắm được các thuật ngữ cơ bản trong chuyên ngành như vật lý, hóa học và kỹ thuật đồ họa. Kết quả của chương trình hoạt động học thuật quốc tế đã đạt được có hiệu quả khi có các sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ở trường KNRTU quay trở về nước và làm việc tại các trường đại học của nước nhà. Điều này đã cho phép phát triển quan hệ hợp tác không chỉ ở cấp độ trao đổi các đoàn đại biểu chính thức, mà ở mức độ liên lạc trực tiếp. Nghiên cứu sinh sau tốt nghiệp KNRTU đang làm việc tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì - là đại diện thường trú của trường đại học Nga ở Việt Nam, đồng thời họ cũng như những người khởi xướng và thực hiện các dự án quốc tế giữa các trường đại học Việt Nam và Nga. Sự xuất hiện của đội ngũ nói tiếng Nga tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cho phép KNRTU mở văn phòng đại diện, đánh dấu sự phát triển trong quan hệ hợp tác giữa hai trường. Vai trò chính của văn phòng là thúc đẩy và phát triển các dự án trong chương trình hoạt động học thuật quốc tế của KNRTU với các trường đại học khác ở Việt Nam. Trong số các dự án này có thể kể đến như năm 2014 có 12 nghiên cứu sinh từ trường đại học Công nghiệp Việt Trì và các trường đại học khác ở Việt Nam đã nhập học tại KNRTU, đánh dấu bước đầu thực hiện thành công chương trình hoạt động học thuật cũng như chương trình hợp tác khoa học quốc tế. Năm 2015 theo kế hoạch sẽ có 15 nghiên cứu sinh tiếp tục nhập học ở KNRTU. Là một trường đại học kỹ thuật, KNRTU tập trung các chương trình đào tạo các khối nghành kỹ thuật bao gồm cả chương trình đào tạo ngôn ngữ cho sinh viên nước ngoài [5]. Để trang bị trước vốn tiếng Nga cho những nghiên cứu sinh tương lai, KNRTU đã gửi giáo viên tiếng Nga thuộc bộ môn tiếng Nga ngôn ngữ giao tiếp chuyên nghiệp sang trường đại học Công nghiệp Việt Trì công tác và làm việc trực tiếp với các nghiên cứu sinh. Kết quả là các nghiên cứu sinh khi nhập học vào KNRTU đã được làm quen với tiếng Nga ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

15 KHOA HỌC QUẢN LÝ 15 mức ban đầu. Mặt khác, việc gửi giáo viên Nga đến Việt Nam cũng là một hình thức thực hiện chương trình hoạt động học thuật quốc tế, cũng như góp phần vào việc thúc đẩy và phát triển tiếng Nga cho sinh viên ở các trường đại học Việt Nam. Việc đào tạo tiếng Nga cho các nghiên cứu sinh Việt Nam tại năm dự bị đại học bởi KNRTU giúp gắn kết họ với giáo viên hướng dẫn, giúp họ làm quen với các thuật ngữ khoa học và kỹ thuật làm cho quá trình nhận thức sau này trong nghiên cứu khoa học dễ dàng hơn. Sự hiện diện của đội ngũ nói tiếng Nga ở các trường đại học Việt Nam góp phần làm hình thức hoạt động học thuật quốc tế chuyển sang một hình thức mới. Giữa Đại học Công nghiệp Việt Trì và KNRTU đang cùng tham gia đề tài cấp Quốc tế được hỗ trợ bởi nguồn ngân sách Khoa học xã hội Nga dành riêng cho Nga và Việt Nam. Trong năm 2015, KNRTU lên kế hoạch tổ chức hội nghị chuyên đề quốc tế «Asia- Pacific Chemical and Biological Microfluidics Conference». Ngoài ra, năm 2014 một số đoàn giảng viên bao gồm các giáo sư, các nhà nghiên cứu trường KNRTU đã sang thỉnh giảng cũng như trao đổi kinh nghiệm trong giảng dậy cũng như nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Trong chuyến thăm đó các nhà nghiên cứu giữa hai trường đã tìm ra nhiều hướng nghiên cứu chung và hiện nay một số đề tài khoa học đang được trình duyệt Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các bài giảng và các sách giáo khoa của trường KNRTU đang được chuyển sang tiếng Việt làm tài liệu chuyên khảo cho sinh viên và các nghiên cứu sinh. Một số tài liệu có thể kể đến như tài liệu về hóa học, hóa phân tích, hóa lý polymer, đặc biệt các tài liệu về nghành công nghệ sinh học. Do đó, các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học của Nga có thể có thể coi là chìa khóa quan trong trong việc thực hiện chương trình hoạt động học thuật quốc tế. Khả năng về ngôn ngữ tiếng Nga của các đối tác nước ngoài, trong đó có trường đại học Việt Nam là cần thiết cho việc thực hiện thành công các dự án chung chương trình di động hàm lâm quốc tế, đặc biệt - trao đổi sinh viên và nghiên cứu sinh. Các kinh nghiệm hợp tác thành công với các trường đại học ở Việt Nam có thể được mở rộng để áp dụng cho các trường đại học khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. TÀI LIỆU KHAM THẢO [1]. Bezrukov A., (2014). Ziyatdinova J. Internationalizing engineering education: A language learning approach // Proceedings of 2014 International Conference on Interactive Collaborative Learning, ICL Dubai, P [2]. Т.Л. Гурулева Россия в образовательной интеграции АТР. // Высшее образование в России. 4. С [3]. С.В. Коршунов, М.В. Кузнецов, В.Б. Тимофеев Ассоциация технических университетов России и Китая - новый институт международного сотрудничества в области образования. // Высшее образование в России. 4. С [4]. Ziyatdinova J.N.,. Villach, Osipov P.N. Integrative approach to intercultural competence development in engineering education // th International Conference on Interactive Collaborative Learning, ICL 2012 Article number [5]. Дворецкая Е.В., Зиятдинова Ю.Н. Формирование иноязычной коммуникативной компетенции аспирантов вузов для развития международной академической мобильности//вестник Казанского технологического университета. 16. С ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

16 16 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ BỘT α-fe 2 THEO PHƯƠNG PHÁP OXY HÓA Fe(II) TRONG PHA LỎNG TỪ DUNG DỊCH TẨY GỈ SẮT THÉP PHẾ THẢI TS. Lê Diên Thân, ThS. Ngô Thị Thanh Hằng, KS. Hoàng Ngũ Phúc, Khoa Công nghệ Hóa học- Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. KS. Lê Diên Thanh, Trung tâm Thí nghiệm Thực hành- Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ABSTRACT Fe 2 powder were prepared with oxidation method of Fe(II) in the liquid phase from the scrap pickling solution of iron and scrap iron foi. Experimental results showed that suitable condition of oxidation process of Fe(II) in the liquid phase were ph 4, 40 o C, [FeSO 4 ] = 6,0 % and suitable condition of calcinating was 800 o C. XRD diffractogram confirmed that products are α-fe 2. EDS diagram confirmed that products are mostly Fe and oxygen, and very few impurities. In this conditions, scanning electron micrographs (SEM) showed that, Fe 2 powders are sizes of particles are nm. This is a good performance when the product is prepared from the scrap. Keywords: α-fe 2 powder, FeOOH powders, oxidation in the liquid phase I. GIỚI THIỆU Sắt (III) oxit (Fe 2 ) có màu đỏ nâu, bền với ánh sáng, nhiệt độ và trong môi trường xâm thực nên được dùng nhiều làm bột màu trong sản xuất thủy tinh, cao su, chất dẻo, giấy và mỹ phẩm [5, 8]. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Fe 2 có khả năng hấp phụ nhiều chất độc hại trong nước như asen [1, 9], MB [4], Cr (VI), Ni (II) [5]. Fe 2 có thể được điều chế theo nhiều phương pháp như nung quặng sắt ở nhiệt độ cao [2], nung oxy hóa muối Fe(II) ở nhiệt độ thích hợp [6]. Tuy nhiên, Fe 2 chế tạo theo các phương pháp này có độ sạch không cao hoặc thải ra nhiều chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường [2, 6]. Theo tác giả [6, 8], khi oxy hóa Fe(II) trong pha lỏng có thể thu được FeOOH, nung FeOOH ở nhiệt độ thích hợp có thể thu được Fe 2 có chất lượng cao và chất thải ít độc hại. Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu điều chế Fe 2 theo phương pháp oxy hóa trong pha lỏng từ dung dịch tẩy gỉ sắt thép và phoi sắt phế thải. Kết quả nghiên cứu trên đây có thể được tham khảo để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và xây dựng bài thí nghiệm chuyên ngành cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. II. THỰC NGHIỆM Dung dịch tẩy rỉ chứa 3,5 % H 2 SO 4 ; 3,8 % Fe(II); 0,07 % Fe(III); 0,05 % Mn được lấy từ bể tẩy rỉ sắt thép bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng của Z121 trước khi thải ra bể xử lý chung. Phoi sắt phế liệu được lấy từ xưởng cơ khí trường Đại học công nghiệp Việt trì có thành phần 99,05 % Fe; 0,85 % C; 0,05 % Cr, 0,02 % Mn. Bột FeOOH và Fe 2 được điều chế từ các nguyên liệu trên theo quy trình sau: Phoi săt phế liệu được rửa sạch bụi bẩn bằng nước, rửa sạch dầu mỡ bằng dung dịch NaOH 10 % và rửa lại bằng nước cất đến trung tính, sau đó được ngâm trong dung dịch tấy gỉ để trung hòa axit H 2 SO 4. Dung dịch được lọc sạch cặn, sau đó sục không khí để oxy hóa Fe(II) thành Fe(III) trong 16 giờ. Kết tủa được lọc, rửa sạch tạp chất bằng nước cất đến trung tính, sấy khô ở 120 o C trong 3 giờ thu được FeOOH màu vàng nâu, nung FeOOH ở nhiệt độ thích hợp thu được α-fe 2 màu đỏ nâu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

17 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 17 Giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của các mẫu sản phẩm được ghi trên máy D8 Advance Brucker (CHLB Đức) với tia K α của anot Cu có λ = 0, nm, nhiệt độ ghi 22 o C, góc 2θ: 10 o 70 o, tốc độ quét 0,030 o /s tại khoa Hóa học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) và ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu sản phẩm được ghi trên máy JEOL JED-2300 Analysis Station tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Hiệu suất thu hồi sản phẩm được tính theo công thức: Qtt H = 100,% Q trong đó: Q tt là lượng Fe 2 thu được sau nung, Q lt là lượng Fe O tính theo lý thuyết. 2 3 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Khảo sát ảnh hưởng của ph lt Để khảo sát ảnh hưởng của ph, chúng tôi dùng 150 ml dung dịch Fe(SO 4 ) 3,0 % cho ống đông 250 ml làm bình phản ứng, nhiệt độ oxy hóa duy trì ổn định ở 40 o C, thời gian oxy hóa Bảng 3.1. Ảnh hưởng của ph đến kết quả điều chế Fe2O3 Chỉ tiêu FeOOH Fe 2 Mẫu Màu sắc Khối lượng, g [Fe(II)], % mol Màu sắc Khối lượng, g Hiệu suất, % ph 3 ph 4 ph 5 ph 7 Vàng nâu Vàng nâu Xanh đen 6,58 6,71 6, ,4 % Đỏ nâu Đỏ nâu Đỏ nâu đậm 5,8901 6,0821 6, Huyền phù màu xanh đen thậm, rất khó lọc 16 giờ. Tốc độ sục không khí vào các bình phản ứng được giữ ổn định bởi sử dụng các máy thổi khí có cùng công suất và đều đặt ở mức tối đa. Độ ph của dung dịch được thay đổi là 3, 4, 5 và 7 bằng cách điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt dung dịch NaOH 10 % và định kỳ kiểm tra ph của dung dịch phản ứng bằng máy đo ph cầm tay HT9321. Bột kết tủa được lọc, rửa đến trung tính, sấy khô ở 120 o C đến không đổi khối lượng, nung 800 o C trong 30 phút, cân mẫu trên cân phân tích để tính hiệu suất thu hồi. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của ph được đưa ra trong Bảng 3.1. Từ Bảng 3.1 có thể cho thấy, khi ph bằng 3 và 4, bột FeOOH thu được cùng có màu vàng nâu, bột Fe 2 thu được đều có màu đỏ nâu nhưng hiệu suất thu hồi khi ph 4 là 95 %, cao hơn khi ph 3 là 92 %. Điều đó có thể là do ở ph 4, mức độ oxy hóa và kết tủa cao hơn khi ph 3. Khi ph 5, kết tủa thu được có màu xanh đen, được cho là do kết tủa hỗn hợp của FeOOH và Fe(OH) 2. Kết quả phân tích cho thấy, [Fe(II)] trong mẫu là 10,4 %. Sau khi nung ở 800 o C mẫu có màu đỏ nâu nhưng thẫm hơn so với màu của mẫu ở ph 3 hay ph 4. Điều đó được Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ oxy hóa đến kết quả điều chế Chỉ tiêu FeOOH Fe 2 Mẫu Màu sắc Khối lượng, g [Fe(II)], % mol Màu sắc Khối lượng, g Hiệu suất, % o C 40 o C 60 o C 80 o C Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu 6,69 6,78 6,77 6, Đỏ nâu Đỏ nâu Đỏ nâu Đỏ nâu 6,0611 6,0830 6,0813 5, ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

18 18 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ cho là do khi có lẫn Fe(II) và Fe(III), một lượng nhỏ Fe 3 O 4 có màu đen đã tạo thành trong quá trình nung. Ở ph 7, huyền phù có màu xanh đen đậm tạo ra nhanh chóng, sủi bọt thành màng khi sục khí, rất khó khăn khi lọc, rửa. Vì vậy, ph 4 được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo. 2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ quá trình ôxy hóa Fe(II) Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, điều kiện thí nghiệm được thực hiện như mục 3.1 nhưng ph được ổn định bằng 4, nhiệt độ thí nghiệm thay đổi là 30 o C, 40 o C, 60 o C và 80 o C. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ oxy hóa đến sản phẩm được đưa ra trong Bảng 3.2. Từ Bảng 3.2 có thể thấy, khi nhiệt độ tăng từ 30 o C 80 o C thì trong các mẫu sản phẩm FeOOH không còn Fe(II), FeOOH cùng có màu vàng nâu và Fe 2 đều có màu đỏ nâu như nhau. Tuy nhiên hiệu suất điều chế Fe 2 ở 80 o C có thấp hơn đáng kể. Điều đó có thể là do ở 80 o C, nồng độ oxy hòa tan thấp hơn, ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất phản ứng, trong Mẫu khi ở 60 o C hay 70 o C thì điều đó là không đáng kể. Kết quả trên cho thấy, có thể tiến hành quá trình oxy hóa Fe(II) trong phạm vi nhiệt độ rộng từ 40 o C 60 o C. Trong nghiên cứu này, 40 o C là nhiệt độ được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo. 3. Khảo sát ảnh hưởng của độ nồng độ Fe(II) Quy trình và điều kiện thí nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của [FeSO 4 ] trong dung dịch đến sản phẩm cuối cùng tương tự như Mục 3.1, nhưng ph dung dịch được duy trì ổn định bằng 4, nhiệt độ duy trì ở 40 o C, nồng độ FeSO 4 thay đổi 1,0; 2,0; 3,0; 4,5; 6,0 và 7,5 %. Kết quả thực nghiệm được đưa ra trong Bảng 3.3. Từ bảng 3.3. có thể cho thấy, khi nồng độ FeSO 4 trong dung dịch tăng từ 1,0 3,0% thì hiệu suất thu hồi tăng lên tương ứng, khi nồng độ FeSO 4 tăng từ 3,0 7,5 % thì hiệu suất thu hồi hầu như không tăng. Điều đó có thể là do ban đầu, quá trình phản ứng phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ Fe(II), khi nồng độ Fe(II) trong dung dịch tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Sau đó khi nồng độ Fe(II) 3,0 % thì tốc độ phản ứng phụ thuộc Bảng 3.3. Ảnh hưởng của [Fe(II)] ban đầu đến kết quả điều chế Danh mục FeOOH Fe 2 1 % 2 % 3 % 4,5 % 6 % 7,5 % Màu sắc Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Khối lượng, g 1,1456 2,2901 6, ,26 13,67 17,18 [Fe(II)], % Màu sắc Đỏ nâu Đỏ nâu Đỏ nâu Đỏ nâu Đỏ nâu Đỏ nâu Khối lượng, g 1,4088 3,6288 6,0835 9, , ,4365 Hiệu suất, % Hình 3.1. Màu của các mẫu Fe 2 phụ thuộc nhiệt độ nung TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

19 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Lin (Cps) 200 d=3.647 d=2.684 d=2.504 d=2.196 d=1.832 d=1.691 d=1.483 d=1.449 Lin (Cps) d=2.501 d=2.196 d=1.851 d=1.699 d=1.604 d= Theta - Scale File: Than DHVT mau raw - Type: 2Th/Th locked - Start: End: Step: Step time: 1. s - Temp.: 25 C (Room) - Time Started: 11 s - 2-Theta: Theta: Chi: (D) - Hematite, syn - Fe2O3 - Y: % - d x by: 1. - WL: Rhombo.H.axes - a b c alpha beta gamma Primitive - R-3c (167) Theta - Scale File: Than DHVT mau 9.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: End: Step: Step time: 1. s - Temp.: 25 C (Room) - Time Started: 14 s - 2-Theta: Theta: Chi: (D) - Hematite, syn - Fe2O3 - Y: % - d x by: 1. - WL: Rhombo.H.axes - a b c alpha beta gamma Primitive - R-3c (167) - Hình 3.2. Giản đồ XRD của Fe 2 nung 800 o C (a) và nung 400 o C (b) Hình 3.3. Phổ EDS và thành phần của Fe 2 nung 800 o C Element Atom% O K S K 0.24 Cr K 0.16 Fe K Total chủ yếu vào nồng độ oxy hòa tan trong dung dịch. Do đều được tiến hành ở 40 o C nên nồng độ oxy hòa tan trong các mẫu là tương tự nhau nên hiệu suất thu hồi sản phẩm của các mẫu từ 11 đến 14 hầu như không thay đổi. Kết quả trên cho thấy, quá trình oxy hóa Fe(II) trong pha lỏng có thể thực hiện được ở phạm vi nồng độ Fe(II) từ 3,0 7,5 %. Trong các thí nghiệm tiếp theo, nồng độ FeSO 4 = 6,0 % được chọn để điều chế sản phẩm. 4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung Bột FeOOH (Mẫu 13) sau khi sấy được Hình 3.4. Ảnh SEM của Fe 2 nung 800 o C nung ở các nhiệt độ từ 200 o C 1000 o C với tốc độ nâng nhiệt 10 o C/phút, lưu 30 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhiệt độ thấp mẫu có màu đỏ nhợt, màu đỏ của mẫu tăng dần đến 800 o C mẫu có màu đỏ nâu đặc trưng của α-fe 2, ở 900 o C mẫu đã chuyển màu đỏ mận, ở 1000 o C có màu nâu đen thậm. Điều đó có thể là do khi nhiệt độ tăng dần từ 800 o C lên đến 1000 o C, Fe(III) chuyển dần thành Fe(II) [7]. Màu sắc của một số mẫu nung đáng chú ý được đưa ra trên Hình 3.1. Giản đồ XRD của mẫu Fe 2 nung ở 800 o C và 400 o C được đưa ra trong Hình 3.2a và 3.2b tương ứng. Từ Hình 3.2a có thể thấy, xuất hiện các pic tại 24,2 o ; 33,2 o ; 35,6 o ; 40,9 o ; 49,5 o ; 54,1 o ; 57,6 o, 62,4 o và 64,0 o và không có pic của các tạp chất khác. Theo tác giả [9], đây là các pic ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

20 20 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ đặc trưng của α-fe 2 tương ứng với các mặt phẳng tinh thể (012),(104),(110),(113),(024), (116),(118),(214) và (300). Chứng tỏ, sản phẩm thu được khi nung ở nhiệt độ 800 o C là α-fe 2. Trong khi đó, giản đồ XRD của mẫu nung ở 400 o C (Hình 3.2b) chỉ có các pic tại 35,6 o ; 40,9 o ; 49,5 o ; 54,1 o ; 57,6 o và 64,0 o. Điều đó chứng tỏ ở nhiệt độ này mẫu có độ kết tinh chưa cao. Phổ EDS của Fe 2 nung 800 o C được đưa ra trong Hình 3.3. Kết quả cho thấy, thành phần chủ yếu trong mẫu là sắt và oxy, nồng độ các tạp chất S là 0,24 % và nồng độ Cr trong sản phẩm rất thấp, phù hợp với kết quả ghi nhận được từ XRD. Ảnh SEM của mẫu nung ở 800 o C được đưa ra trong Hình 3.4. Từ Hình 3.4 cho thấy, hạt sản phẩm có kích thước từ nm và tương đối đồng đều, trên bề mặt xuất hiện nhiều gai nhỏ đồng nhất. Kết hợp đăc điểm bề mặt này và sản phẩm thu được có kích thước nano, có thể dự báo bột α-fe 2 nung ở 800 o C có tính hấp phụ và tính che phủ tốt, đây là đặc tính cần thiết để có thể ứng dụng sản phẩm làm chất hấp phụ và làm bột màu. Với kích thước, cấu trúc bề mặt và thành phần như trên, bột Fe 2 thu được có độ sạch cao, đáp ứng yêu cầu làm bột màu mà không cần phải qua công đoạn nghiền lại sau khi nung. IV. KẾT LUẬN - Đã điều chế được bột α-fe 2 từ phoi sắt và dung dịch tẩy gỉ sắt thép phế thải từ dung dịch H 2 SO 4 loãng theo phương pháp oxy hóa Fe(II) trong pha lỏng. - Đã khảo sát được ảnh hưởng của ph, nhiệt độ, nồng độ FeSO 4 đến quá trình oxy hóa Fe(II) trong pha lỏng và nhiệt độ nung. Kết quả cho thấy, điều kiện thích hợp cho quá trình oxy hóa Fe(II) trong pha lỏng là: ph 4, 40 o C, [FeSO 4 ] = 6,0 % và nung bột kết tủa 800 o C. Với các điều kiện trên, bột α-fe 2 thu được có có màu đỏ nâu, kích thước hạt nm. Tiếng Việt TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lưu Minh Đại, Phạm Ngọc Chức, Đào Ngọc Nghiệm (2013), Nghiên cứu ứng dụng vật liệu oxit hỗn hợp Fe-Mn trên nền cát thạch anh để hấp phụ asen, Tạp chí Hóa học 51(3AB), tr [2]. Huỳnh Phương Hạ, Ngô Văn Cờ (2008), Công nghệ sản xuất các chất màu vô cơ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [3]. Lê Thị Mai Hương, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thanh Nhàn (2013), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết tủa FeCl 2 để thu được Fe 3 O 4, Tạp chí Hóa học 51(6ABC), tr [4]. Đỗ Trà Hương, Bùi Đức Nguyên (2013), Nghiên cứu khả năng hấp thụ metylen xanh của vật liệu naocompozit MWCNTs/Fe 2, Tạp chí Hóa học 51(3AB), tr [5]. Đỗ Trà Hương (2013), Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr (VI), Ni (II) của vật liệu cát phủ oxit nano Fe 2, Tạp chí Hóa học 51(3AB), tr [6]. Nguyễn Thị Lan (1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất bột màu oxyt săt đỏ từ phoi sắt bằng phương pháp oxi hóa trong pha lỏng, Luận văn thạc sĩ hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiện, Đại học Quốc gia Hà Nội. [7]. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ T.3, Các nguyên tố chuyển tiếp, Nhà xuất bản Giáo dục. Tiếng Anh [8]. G.Buxbaum and G. Pfaff (2005), Industrial Inorganic Pigments, Wiley-VCH Verlag mbh & Co. [9]. Penghui Zhao and at Al (2014), Facile hydrothemal fabrication of nitrogen doped graphene/fe 2 composites as high performance electrode materials for supercapacitor, Journal of Alloys and Compounds 604, pp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

21 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 21 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LOẠI BỎ NITRAT VÀ PHOTPHAT CỦA CHỦNG TẢO SPIRULINA PLATENSIS TS. Minh Thị Thảo, TS. Bùi Đình Nhi, ThS. Đàm Thị Thanh Hương, Khoa Công nghệ Môi trường Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ThS. Đoàn Thị Oanh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. ABSTRACT Spirulina platensis was able to effectively remove nitrogen and phosphorus. Effect nitrate removal reached by Spirulina platensis 75,9%, and phosphate removal 62,8%. Poly-ß-hydroxybutyrate (PHB) biosynthesis were studied in the presence of sodium acetate. The PHB content in the final biomass reached 34,41% of the dry cellular weight in the presence of 20 mmol/l sodium acetate. Keywords: Nitrat, photphat, spirulina platensis. I. GIỚI THIỆU Ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Đặc biệt chú ý nguồn nước thải chứa hàm lượng muối vô cơ: nitrat, photphat, amoni, chúng giúp kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây hiện tượng phú dưỡng làm rong rêu phát triển quá mức, giảm hàm lượng oxy tan trong nước, phá hủy hệ động vật thủy sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe môi trường và chất lượng nước mặt Có rất nhiều phương pháp xử lý nước ô nhiễm nitrat như phương pháp thẩm thấu ngược, trao đổi anion, hấp phụ, xử lý sinh học [1]. Tuy nhiên nhằm giảm thiểu chi phí người ta tập trung tận dụng nguồn vi sinh vật trong tự nhiên, mang lại hiệu quả xử lý cao và thân thiện với môi trường. Đặc biệt chú ý đến một số chủng tảo có khả năng hấp thụ các muối vô cơ (muối nitrat, photphat ) để chuyển chúng thành sinh khối hữu ích [1-3]. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chủng tảo Spirulina platensis là đối tượng nghiên cứu để loại bỏ nước thải có chứa hàm lượng nitrat và photphat cao. Ngoài ra, việc lựa chọn chủng này còn do trong sinh khối tảo có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, có ý nghĩa thực tế [4,5], có thể kể đến như PHB. PHB một loại nhựa sinh học chịu nhiệt, dễ phân hủy, đang được quan tâm như là một nguồn thay thế lý tưởng cho nhựa tổng hợp bởi nó có các tính chất tương tự nhựa tổng hợp [7]. Sự ra đời của chất dẻo sinh học (như PHB...) có thể được coi là cuộc cách mạng quan trọng trong công nghệ chất dẻo và được xem như một giải pháp nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào dầu mỏ đang có nguy cơ cạn kiệt, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Nội dung nghiên cứu: (1) khảo sát mật độ tối ưu cho sự phát triển của chủng tảo; (2) đánh giá khả năng loại bỏ nitrat và photphat; (3) xác định hàm lượng PHB tích lũy trong sinh khối tảo sau xử lý. II. THỰC NGHIỆM 1. Đối tượng Vi tảo Spirulina lấy từ chủng giống của Viện Công Nghệ Môi Trường, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Hình 1. Ảnh kính hiển vi của tảo Spirulina platensis ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

22 22 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Môi trường nuôi cấy tảo Spirulina là môi trường Zarrouk chuẩn [8] và môi trường nước thải giả định được bổ sung thêm KN và K 2 HPO 4 đến nồng độ mong muốn: N : 80,01 mg/l và PO 4 3 : 10,8 mg/l. Nồng độ trên xác định dựa trên các khảo sát về hàm lượng đạm, lân trung bình trong mẫu nước thải theo QCVN và một số tài liệu tham khảo. Để điều chỉnh ph nước thải giả định cùng với mục đích tạo môi trường thích hợp cho tảo Spirulina platensis phát triển (ph 8,5-9) đồng thời cung cấp nguồn carbon chúng tôi bổ sung thêm NaHC 16,8 g cho 1 lít dung dịch nuôi cấy [8]. 2. Nội dung thí nghiệm Nhân giống tảo: Tảo với được nuôi cấy trong cốc thủy tinh (thể tích 2-5 lít) trong môi trường Zarrouk với mục đích tạo sinh khối phục vụ cho nghiên cứu. Điều kiện nuôi cấy: sục khí liên tục 24 h, ph duy trì 9 9,5, nhiệt độ nuôi cấy ºC, thời gian chiếu sáng: 12/ 24 h [8]. Nuôi cấy tảo trong môi trường nước thải giả định với điều kiện nuôi cấy như trên: + Nghiên cứu lựa chọn mật độ ban đầu thích hợp cho sự phát triển của tảo. Bảng 1. Khảo sát sự phát triển của tảo ở một số giá trị mật độ ban đầu Ký hiệu* Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 OD 0,15 0,25 0,35 0,45 TLK (g/l) 0,21 0,33 0,45 0,57 * NT - mẫu Thí nghiệm được bố trí theo dạng ngẫu nhiên hoàn toàn bao gồm 4 thang mật độ tương ứng với ở các giá trị trọng lượng khô (TLK) được thể hiện trong bảng 1. Mỗi thang mật độ lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu theo dõi: Tốc độ tăng trưởng của tảo, thời gian nhân đôi thế hệ, mật độ tảo. + Đánh giá khả năng loại bỏ nitrat và photphat bằng vi tảo Spirulina platensis. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm sự thay đổi nồng độ nitrat, photphat. Mẫu được thu vào lúc 10h sáng, 2 ngày/lần và được phân tích tại phòng thí nghiệm Công nghệ môi trường, thuộc trung tâm thí nghiệm trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Thí nghiệm đánh giá hàm lượng PHB tích lũy trong sinh khối Spirulina platensis: Tảo được nuôi ở mật độ ban đầu 0,45 g/l trong môi trường nước thải. Điều kiện nuôi cấy cấy giống trên. Sau ngày nuôi cấy thứ 12 bổ sung matri axetat sao cho nồng độ độ acetat trong dung dịch 20 mmol/l. 3. Các phương pháp nghiên cứu Hàm lượng nitrat: được xác định theo phương pháp Salicylat. Dựa trên phản ứng của nitrat với salicylate tạo hợp chất nitrobenzoic trong môi trường kiềm có màu vàng đặc trưng có khả năng hấp thụ quang ở bước sóng 410 nm [9]. Hàm lượng photphat: được xác định dựa trên phản ứng của ion này với thuốc thử amoni molidat tạo phức chất có màu xanh, hấp thụ quang ở bước sóng 430 nm [10]. Sự phát triển của tảo: được xác định thông qua việc đo mật độ quang học (Optical Density: OD) tại bước sóng 560 nm trên máy quang phổ UV-330 Humas (Hàn Quốc) và được đánh giá qua trọng lượng khô (TLK) tích lũy trong sinh khôi tảo dựa vào đồ thị chuẩn phản ánh mối tương quan giữa OD (Optical Density) và TLK [11] theo phương trình y = x (trong đó x là OD, y là TLK có trong 1 lít dung dịch nuôi cấy (g/l)) và R 2 = Tốc độ sinh trưởng: đặc trưng của tảo (SGR- Specific growth rate, % /ngày) được xác đinh theo công thức [12]:, (%/ngày) Trong đó: SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của tảo; OD o : Mật độ quang học ban đầu; OD t : Mật độ quang học cực đại; t: Thời gian tảo đạt mật độ cực đại. Thời gian nhân đôi thế hệ là khoảng thời gian tính từ tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó bắt đầu phân chia lần đầu tiên hoặc cả quần thể tăng gấp đôi và được tính theo công thức [12]: Trong đó: t double :Thời gian nhân đôi thế hệ; SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của tảo TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

23 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 23 PHB được tách chiết từ sinh khối khô Spirulina platensis bằng dung môi chloroform sau đó thực hiện phản ứng giải trùng ngưng trong môi trường axit H 2 SO 4 ở nhiệt độ 100ºC, trong thời gian 10 phút để chuyển PHB thành axit crotonic, sau đó phân tích trên máy UV UV-VIS Spectrophotometer (Nhật) [13,14] ở bước sóng 235 nm. Đường chuẩn được xây dựng với chất chuẩn là PHB (Sigma Aldrich, USA). PHB tách chiết từ sinh khối tảo được xác định dựa vào phương trình đường chuẩn thể hiện mối tương quan giữa nồng độ PHB và giá trị OD: y= 5.55x (trong đó x là OD, y là hàm lượng PHB (g/l)) (R 2 = 0,9977). III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Khảo sát mật độ ban đầu thích hợp cho sự phát triển của tảo Spirulina platensis trong môi trường nước thải Ngoài yếu tố môi trường và hàm lượng dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của tảo thì mật độ bố trí ban đầu cũng cần được chú ý tới. Mật độ tảo ảnh hưởng trực tiếp tới sự cạnh tranh trong nhu cầu dinh dưỡng, cũng như nhu cầu ánh sáng của tảo [15]. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu tới sự phát triểu của tảo được thể hiện ở bảng 2 và hình 2. Bảng 2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn mật độ ban đầu thích hợp cho sự phát triển của tảo Thời TLK Mật TLK gian tảo tại độ SGR ban đạt đến pha NT quang (%/ đầu pha cân cân học ngày) (g/l) bằng bằng OD 560 (ngày) (g/l) NT1 0,15 0, ,74 9,78 NT2 0,25 0, ,91 7,61 NT3 0,35 0, ,20 7,13 NT4 0,45 0, ,13 5,10 Ở mẫu 1, nơi có mật độ ban đầu thấp nhất 0,21 g/l (tương ứng 0,15OD 560nm ) tảo đạt mật độ cực đại sau 14 ngày nuôi. Ở 3 mẫu còn lại có mật độ ban đầu 0,33g/l, 0,45g/l và 0,57 mg/l (tương ứng OD 560nm 0,25; 0,35 và 0,45) tảo đạt mật độ cực đại sau 12 ngày nuôi. Mật độ tại pha cân bằng của tảo nuôi ở mật độ ban đầu 0,45 g/l đạt cao nhất so với tảo nuôi ở mật độ ban đầu 0,21g/l và 0,33 g/l, nhưng không có sai khác ý nghĩa so với tảo nuôi ở mật độ ban đầu 0,57g/l. Như vậy nếu chỉ dựa vào thời gian tảo đạt đến pha cân bằng, mật độ tại pha cân bằng thì 0,45 g/l và 0,57 g/l là mật độ ban đầu thích hợp nhất để nuôi tảo. Dựa vào kết quả được trình bày ở bảng 2. cho thấy, tốc độ tăng trưởng đặc trưng giảm khi mật độ ban đầu tăng. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của tảo đạt cao nhất ở mẫu 1 nơi có mật độ ban đầu 0,21 g/l và thấp nhất ở mẫu 4 nơi có mật độ ban đầu 0,57 g/l. Ở mẫu 3 với mật độ ban đầu 0,45 g/l có tốc độ tăng trưởng đặc trưng cao hơn so với ở mẫu 4 với mật độ 0,57 g/l. Thời gian nhân đôi thế hệ ở mẫu 3 cũng được rút ngắn hơn so với ở mẫu 4. Vì vậy nếu căn cứ vào thời gian tảo đạt đến pha cân bằng, mật độ tại pha cân bằng, thời gian nhân đôi thế hệ và tốc độ tăng trưởng đặc trưng thì mật độ ban đầu 0,45 g/l (0,35OD 560nm ) là mật độ thích hợp nhất để nuôi tảo. Hình 2. Đường cong sinh trưởng của quần thể tảo nuôi trong môi trường nước thải giả định ở các mật độ ban đầu khác nhau Cũng như các loài tảo khác, tảo Spirulina platensis có các pha sinh trưởng: pha lag (pha tiềm phát), pha logarite, pha cân bằng và pha tàn lụi. Ở pha lag, tốc độ sinh trưởng của tảo thường kém, nguyên nhân là do sự hiện diện của những tế bào không thể phát triển hoặc thể bào tử trong chủng tảo, đây cũng là giai đoạn ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

24 24 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ thích nghi sinh lý của tảo trong điều kiện nuôi mới [15]. Ở các mẫu có mật độ ban đầu cao: 0,45 g/l; 0,57 g/l, số lượng tế bào có thể phát triển trong quần thể tảo nhiều hơn trong các lô mật độ ban đầu thấp 0,21 g/l; 0,33 g/l. Khi mật độ ban đầu cao, số lượng tế bào tảo nhiều vì vậy số lượng tế bào tảo thích nghi với môi trường mới nhiều hơn trong các lô nuôi mật độ thấp. Do đó, đến pha logarite, tế bào được phân chia, tăng sinh theo cấp số mũ nên số lượng tế bào trong các lô tảo có mật độ ban đầu cao sẽ nhiều hơn trong các lô tảo có mật độ ban đầu thấp. Kết quả mật độ cực đại của tảo trong các lô tảo có mật độ ban đầu cao sẽ cao hơn so với các lô tảo có mật độ ban đầu thấp. Tuy nhiên, ở mật độ ban đầu càng cao, tốc độ tăng trưởng đặc trưng của tảo càng giảm. Ở các lô tảo có mật độ ban đầu cao, số lượng tảo tăng sinh nhiều, vì thế chúng che phủ lẫn nhau làm hạn chế sự tiếp xúc của ánh sáng đến tất cả các tế bào tảo, dẫn đến hiện tượng quang hợp giảm, tốc độ tăng trưởng vì thế cũng giảm. Theo nghiên cứu của Vonshak, 1982 [16], khả năng quang hợp của tảo Spirulina sẽ giảm khi mật độ tảo đạt 0,4 1g/l, thậm chí ở mật độ 0,5g/l khoảng 80% tế bào tảo Spirulina thỉnh thoảng phải ở hoàn toàn trong trong tối. Theo kết quả nghiên cứu của Gitelson và Qiang, 1996 [17] báo cáo rằng ở mật độ tảo Spirulina cao, tốc độ sinh trưởng đặc trưng có khuynh hướng giảm do ảnh hưởng của sự che phủ. Kết quả tương tự như vậy cũng được công bố trong công trình nghiên cứu của Radmann, 2007 [18]. Tuy vậy kết quả nghiên cứu của Vonshak, 1996 [19] khẳng định mật độ tảo nuôi thấp hơn 0,1g/l sẽ gây kìm hãm quang hợp do cường độ ánh sáng đến từng tế bào tảo quá cao. Do đó, mật độ ban đầu 0,45 g/l được chọn là mật độ thích hợp dùng để nuôi cấy trong môi trường nước thải. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của tảo có giới hạn khi môi trường dinh dưỡng cạn kiệt, do đó sau pha cân bằng tảo bước sang giai đoạn suy tàn, cụ thể sau ngày nuôi cấy thứ 12 ở các mẫu 2,3 và 4 mật độ tảo đã giảm. 2. Đánh giá khả năng loại bỏ nitrat và photphat của vi tảo Spirulina platensis Đánh giá khả năng loại bỏ nitrat: Nitơ rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi tảo vì nó là thành phần cơ bản cấu tạo nên nhiều loại protein cấu trúc (tham gia vào cấu trúc của tế bào) và protein chức năng (các enzyme, các chất có hoạt tính) trong tế bào tảo. Trong môi trường nước, nitơ tồn tại ở dạng hợp chất: NH 3, NH 4+, N-, NO 2, tảo có khả năng sử dụng đạm chủ dưới dạng hợp chất amoni, nitrat [20]. Do đó, nitrat được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng và hầu hết hàm lượng muối nitrat được tảo Spirulina sử dụng để tạo nên sinh khối của chúng [21]. Sự thay đổi hàm lượng nitrat được trình bày trên hình 3. Hàm lượng nitrat, mg/l Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Ngày nuôi cấy Hình 3. Sự thay đổi nồng độ nitrat sau xử lý dùng bằng Spirulina platensis Ở các mẫu hàm lượng nitrat giảm cho đến ngày nuôi cấy thứ 14 đối với mẫu 1 và ngày thứ 12 đối với mẫu 2, 3, và 4. Điều đó được giải thích như sau: do nhu cầu dinh dưỡng ở những pha lag, pha logarite, và pha cân bằng nên hàm lượng nitrat giảm. Ở pha lag, tốc độ sinh trưởng của tảo thường kém do đó hàm lượng nitrat thường giảm chậm, nhưng đến pha logarite khi khả năng sinh trưởng của tảo cao, số lượng tế bào tăng nhanh kéo thu nhu cầu dinh dưỡng lớn nên nồng độ nitrat giảm mạnh. Quan sát từ hình 3 cho thấy, ở mẫu 3 nơi có mật độ ban đầu được chọn là tối ưu 0,45 g/l (0,35OD 560nm ), ở ngày thứ 12 khi mật độ cao TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

25 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 25 nhất, hàm lượng nitrat giảm từ 80,01 giảm tới 19,3, hay hiệu suất loại bỏ nitrat đạt cao nhất 75,9 %. Tiếp theo ở mẫu 4, nơi có mật độ ban đầu cao nhất, hiệu suất xử lý tối đa chỉ đạt 71,4 %. Ở 2 mẫu còn lại 1 và 2, nơi có mật độ ban đầu thấp nhất, cho hiệu suất loại bỏ nitrat thấp nhất, tương ứng 38,4 % và 45,8%. Vào ngày nuôi cấy thứ 14 quan sát thấy nồng độ đạm tăng nhẹ ở mẫu 2, 3 và tăng mạnh ở mẫu 4. Là do khi tảo bước vào giai đoạn suy tàn nhu cầu dinh dưỡng giảm, đồng thời sự phân hủy xác tảo đã làm tăng hàm lượng đạm trong môi trường. Như vậy hiệu suất loại bỏ nitrat cao nhất 75,9 % vào ngày nuôi cấy thứ 12 khi mật độ tảo ban đầu là 0,45 g/l. Đánh giá khả năng loại bỏ photphat: Photpho có vai trò quan trọng và có ý nghĩa then chốt trong trao đổi năng lượng ở tế bào. Vi sinh vật chủ yếu sử dụng photphat đơn (ortho - photphat) này để tạo ra các hợp chất hữu cơ chứa photphat trong các tế bào như axit nucleic, photpholipit, ATP, hormone. Do vậy photphat là chất dinh dưỡng cần thiết và gây nên sự phát triển của tảo. So với nhu cầu dinh dưỡng nitrat thì vi tảo có nhu cầu photphat ít hơn [18]. Nhìn chung hàm lượng photphat ở các mẫu đều giảm (hình 4). Ở những ngày đầu nuôi cấy tảo (đến ngày thứ 2) hàm lượng photphat chỉ giảm nhẹ do tảo chưa phát triển mạnh, mật độ tảo còn thấp, ở các ngày nuôi cấy tiếp theo hàm lượng này đều giảm mạnh ở tất cả các mẫu. Hàm lượng photphat, mg/l Ngày nuôi cấy Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Hình 4. Sự thay đổi nồng độ photphat sau xử lý dùng bằng Spirulina platensis Khi mật độ tảo càng tăng thì nhu cầu dinh dưỡng càng nhiều làm cho hàm lượng photphat trong các mẫu giảm mạnh. Thể hiện rõ nhất ở mẫu 3 (0,45 g/l) khi có mật độ tại pha cân bằng cao nhất, hiệu suất loại bỏ photphat đạt tới 62,8 %. Các mẫu còn lại có hiệu suất loại bỏ đạt 27,3 % (mẫu 1), 39,6 % (mẫu 2) và 59,2 % (mẫu 4). Theo kết quả nghiên cứu của Laliberte et al. (1997) [21] về ứng dụng tảo Spirulina trong xử lý nước thải của hệ thống xử lý hiếu khí đã chỉ ra rằng loại bỏ photphat có thể có xảy ra theo hai cơ chế khác nhau: bằng cách đồng hóa sinh học trong sự phát triển sinh khối và do kết tủa hóa học xảy ra khi nồng độ sinh khối giảm ở giai đoạn suy giảm hoặc chết tế bào. Như vậy mật độ thích hợp cho hiệu suất loại bỏ photphat cao là 0,45 g/l. Với mật độ này hiệu suất loại bỏ photphat đạt tới 62,8 %. 3. Xác định hàm lượng PHB tích lũy trong sinh khối tảo. PHB ngoài chức năng như một chất dự trữ carbon và năng lượng trong tế bào còn là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được tích lũy để chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. Do đó, để tích lũy được PHB trong sinh khối thì về điều kiện nuôi cấy cần có sự giới giạn những yếu tố dinh dưỡng thiết yếu như nguồn nitơ, photpho, oxy nhưng nguồn carbon có trong môi trường đủ để quá trình sinh tổng hợp PHB được hiệu quả. Nuôi bổ sung cơ chất thường được ứng dụng nhiều nhất, đây là phương pháp nuôi cấy bao gồm hai bước. Trong bước nuôi cấy đầu tiên tế bào sẽ phát triển trong điều kiện tối ưu, không có sự giớn hạn chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy, trong giai đoạn này tế bào không tích trữ PHB. Ở giai đoạn tiếp theo, một hay một số chất dinh dưỡng thiết yếu trong môi trường dinh dưỡng bị giới hạn tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp PHB diễn ra. Quan sát qua đường cong sinh trưởng thu được trên hình 2, cho phép đánh giá thời gian nên bổ sung nguồn carbon vào môi trường. Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng trong điều kiện nguồn nitơ và ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

26 26 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ photpho bị hạn chế bổ sung axetat giúp kích thích tích lũy PHB trong sinh khối của các loài vi khuẩn lam [22, 23]. Do vậy, nguồn carbon có giá thành thấp như axetat rất thích hợp cho Spirulina platensis sử dụng để tổng hợp PHB. Ngày bổ sung nguồn carbon là ngày nuôi cấy thứ 13. PHB tích lũy sau ngày nuôi cấy thứ 14 được chiết tách và phân tích định lượng. Phân tích định lượng bằng phương pháp UV-VIS cho thấy hàm lượng PHB được tích lũy trong sinh khối tảo đạt tới 344,1 mg/g hay 34,41 % sinh khối khô (bảng 3). Bảng 3. Kết quả phân tích định lượng PHB bằng phương pháp UV-VIS Khối lượng sinh khối khô tảo, g Hàm lượng PHB, mg/0,01 g khối lượng khô Hàm lượng PHB, mg/g khối lượng khô % PHB tích lũy 0,01 3, ,1 34,41 Theo nhóm tác giả Sudesh, K., Taguchi, K., Doi, Y [70] và Dawes, E.A [72], axetat giúp kích thích tích lũy PHB là kết quả của việc sử dụng trực tiếp axetat cho tổng hợp polyme bằng con đường sinh hóa bình thường trong tế bào như hình 4. Axetat được thẩm thấu qua màng tế bào sẽ kết hợp với CoASH để tạo axetyl-coa- cơ chất quan trọng trong tổng hợp PHB. Khi nồng độ cơ chất axetyl-coa tăng kích thích hoạt động của enzyme 3-ketothiolaza và do đó, bắt đầu quá trình tổng hợp PHB. Tuy nhiên khi không liên kết với axetat, CoASH gây nên sự ức chế sinh tổng hợp PHB. Do vậy tỷ lệ giữa axetat và CoASH là yếu tố quan trọng quyết định quá trình tổng hợp PHB. Theo B. Panda và N. Mallick (2007) [23], Dawes E.A. (1992) [24] bổ sung ngoại chất axetat với nồng độ 20 mmol/l cho hàm lượng PHB trong sinh khối cao nhất. Ngoài ra, chúng tôi đã bước đầu khảo sát cấu trúc PHB của sản phẩm tách chiết được xác Hình 4. Con đường tổng hợp PHB ở vi khuẩn lam định thông qua phổ hồng ngoại (IR) và được so sánh với chất chuẩn PHB (Sigma Aldrich). Kết quả phổ hồng ngoại IR (hình 5) cho thấy có đỉnh hấp thu 1726 cm -1 tương ứng với nhóm chức C=O có trong sản phẩm. Do điều kiện kinh phí của để tài nên chúng tôi chỉ dừng ở mức phân tích cấu trúc PHB thu được nhờ phương pháp IR. Tuy nhiên, để xác định chính xác cấu trúc PHB cần phải tiến hành kết hợp thêm các phương pháp phân tích cấu trúc khác như phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối,... IV. KẾT LUẬN Chủng tảo lam Spirulina platensis C có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường chứa hàm lượng nitrat và photphat cao. Mật độ thích hợp cho nuôi cấy 0,45 g/l. Với thời gian nuôi cấy 12 ngày cho sinh khối lớn nhất 1,20 g/l hay tăng gấp 2,67 lần so với ban đầu. Khi đó, hiệu suất loại bỏ nitrat và photphat đạt cao nhất lần lượt 75,9 % và 62,8 %. Hàm lượng PHB được tích lũy trong sinh khối tảo đạt tới 344,1 mg/g hay 34,41 % sinh khối khô. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

27 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 27 Hình 5. Phổ IR của sản phẩm PHB thu nhận được từ sinh khối tảo Spirulina nuôi trong môi trường nước thải giả định (b) so sánh với PHB chuẩn (a) (Sigma Aldrich) Vì vậy, sử dụng vi tảo Spirulina platensis để xử lý nước thải chứa hàm lượng nitrat, amoni và photphat cao được coi là một giải pháp khá hợp lý, do nitrat, amoni và photphat là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của tảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Martinez ME, Jimenez JM, El Yousfi F (1999), Influence of phosphorus concentration and temperature on growth and phosphorus uptake by the microalga Scendesmus obliquus. Bioresour Technol, 67, pp [2]. Martinez ME, Sa nchez S, Jimenez JM, El Yousfi F, Mun oz L (2000), Nitrogen and phosphorus removal from urban wastewater by the microalga Scendesmus obliquus. Bioresour Technol, 73, pp [3]. Craggs RJ, Smith VJ, McAuley PJ (1995), Wastewater nutrient removal by marine microalgae cultured under ambient conditions in mini-ponds. Water Sci Technol, 31, pp [4]. Cohen Z, Vonshak A (1990), Fatty acid composition of Spirulina and Spirulinalike cyanobacteria in relation to their chemotaxonomy. Phytochemistry, 30, pp [5]. De Philippis R, Vincenzini M (1998), Exocellular polysaccharides from cyanobacteria and their possible applications. FEMS Microbiol Rev, 22, pp [6]. Michele Greque de Morais, Bruna da Silva Vaz, Etiele Greque de Morais, Jorge Alberto Vieira Costa (2014), Biological Effects of Spirulina (Arthrospira) Biopolymers and Biomass in the Development of Nanostructured Scaffolds. BioMed Research International Volume, Article ID , pp. 9. [7]. Mei-Hui Jau, Saw-Peng Yew, Pamela S.Y. Toh, et. al. (2005), Biosynthesis and mobilization of poly(3-hydroxybutyrate) [P(3HB)] by Spirulina platensis. International Journal of Biological Macromolecules, 36 (3), pp [8]. F. Gòdia et al. (2002), MELISSA: a loop of interconnected bioreactors to develop lifesupport in Space, Journal of Biotechnology, 99, pp [9]. Nguyễn Thị Kim Thái (2013), Quy Trình Quan Trắc Và Phân Tích Chất Lượng Môi Trường. Nhà xuất bản Xây dựng, tr [10]. Phạm Thị Lan (2008), Phân tích môi trường và thực phẩm. Nhà xuất bản lao động Xã hội, tr ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

28 28 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ [11]. Đặng Đình Kim, Trần Văn Tựa, Nguyễn Tiến Cư (2011). Nghiên cứu sử dụng CO 2 từ khí thải đốt than để nuôi vi tảo Spirulina platensis. Tạp chí Khoa học Công nghệ, 49, tr [12]. D. A. White, A. Pagarette, P. Rooks, S. T. Ali (2012). The effect of sodium bicarbonate supplementation on growth and biochemical composition of marine microalgae cultures, J Appl Phycol, Vol. 25, pp [13]. R. Jüttner, R. M. Lafferty, H. -J. Knackmuss (1975). A simple method for the determination of poly-β-hydroxybutyric acid in microbial biomass. European journal of applied microbiology and biotechnology, 1 (3), pp [14]. Reema Aslam, Faiza Saleem, Yasar Saleem (2013), Glob Biotechnological production of polyhydroxybutyrate (PHB) from Enterobacter aerogenes. J. Mul. App. Sci., 1 (1), pp [15]. Yuan-Kun, L., Hui, S., (2004), Basic culturing techniques. Handbook of microalgal culture: biotechnology and applied phycology. Blackwell science. pp.588 [16]. Vonshak, A., Production of Spirulina biomass: effect of environmental factors and population density. Biomass 2, pp [17]. Gitelson, A., Qiuang, H., Richmond, A., (1996), Photic volume in photobioreactors supporting ultrahigh population densities of the photoautotroph Spirulina platensis. Applied and environment microbiology 62 (5), pp [18]. Radmann, E.M., Reinehr, C.O., Costa, J.A.V., Optimization of the repeated batch cultivation of microalga Spirulina platensis in open raceway ponds. Aquaculture, 265, pp [19]. Vonshak, A., Role of light and photosynthesis on the acclimation process of the cyanobacterium Spirulina platensis to salinity stress. Journal of applied phycology, 8, pp [20]. Fulk, W., Main, K.L., (1991) Rotifer and microalgae culture system: Microalgae production systems. The Oceanic Institute Makapuu Point, Honolulu, Hawaii, pp [21]. Laliberté, G., Olgium, E. J.; de la Noue, J. (1997), Mass cultivation and wastewater treatment using Spirulina. London: Taylor and Francis. [22]. Wu, G., Boa, T., Shen, Z. and Wu, Q. (2002) Sodium acetate stimulates PHB biosynthesis in Synechocystis sp. PCC Tsinghua Science Technol, 7, pp [23]. B. Panda and N. Mallick (2007), Enhanced poly-β-hydroxybutyrate accumulation in a unicellular cyanobacterium, Synechocystis sp. PCC 6803, Letters in Applied Microbiology 44, pp [24]. Dawes, E.A. (1992), Storage polymer in prokaryotes. In Prokaryotic Structure and Function: A New perspectiveed, Cambridge: Cambridge University Press, J.A., pp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

29 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 29 NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH XU C TÁC QUANG CỦA VẬT LIỆU NANO Ce-TiO 2 THEO PHƯƠNG PHÁP SOL-GEL TS. Mạc Đình Thiết, ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyê n, Khoa Công nghệ Hoá học - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Khoa Kỹ thuật Phân tích - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ABSTRACT The sol-gel method has been used for the synthesis of nano Ce-TiO 2 materials. The crystal structure, average size, morphology and optical absorption properties of products were examined by XRD, SEM, TEM and UV-Vis. Investigated the photocatalytic activity of products for metylenblue degradation, we found that the highest photocatalytic activity in our study were obtained for % weight CeO 2. Keywords: Sol-gel, Ce-TiO 2, nano materials, photocatalysis. I. GIỚI THIỆU Tổng hợp và ứng dụng xúc tác quang của vật liệu nano TiO 2 đã được nghiên cứu rộng rãi, vì nó có hoạt tính xúc tác cao, bền quang hoá và không độc hại. Tuy nhiên, cho đến nay việc ứng dụng TiO 2 trong lĩnh vực xúc tác quang chưa mang lại hiệu quả cao, nguyên nhân chủ yếu là do sự tái kết hợp nhanh của các cặp electron - lỗ trống được tạo ra khi chiếu xạ tia tử ngoại (UV) vào các hạt TiO 2. Để làm tăng hiệu suất quang hoá của TiO 2 (làm giảm sự tái kết hợp của các cặp electron - lỗ trống) và mở rộng vùng ánh sáng kích thích (sang vùng ánh sáng nhìn thấy - Vis), nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang tìm cách pha tạp các nguyên tố kim loại chuyển tiếp vào TiO 2. Trong số các nguyên tố kim loại họ lantanit, Ce với dạng oxit CeO 2 cho thấy có khả năng lớn để cải thiện được hoạt tính xúc tác quang của TiO 2 trong vùng ánh sáng nhìn thấy [3, 6]. Bên cạnh đó, Ce còn có thể dễ dàng chuyển hoá giữa hai dạng Ce(IV) Ce(III) nên có khả năng ngăn cản được sự tái kết hợp của các cặp electron - lỗ trống quang sinh [4]. Trong bài báo này, vật liệu nano Ce-TiO 2 được tổng hợp và nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng CeO 2 đến cấu trúc tinh thể, kích thước hạt, độ hấp thụ quang và hoạt tính xúc tác quang của vật liệu. II. THỰC NGHIỆM 1. Tô ng hợp vật liệu Ce-TiO 2 Vật liệu nano Ce-TiO 2 với % khối lượng CeO 2 từ 0,01 đến 0,5 % được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel. Các hoá chất sử dụng trong nghiên cứu: Tetra n-butyl orthotitanate (TBOT) (Merck), (NH 4 ) 2 Ce(N ) 6 (Merck), rượu etylic ( 99,7 %), HN (PA), nước cất. Quá trình tổng hợp vật liệu Ce-TiO 2 tiến hành như sau: Pha chế dung dịch hỗn hợp gồm (NH 4 ) 2 Ce(N ) 6 và TBOT theo tỉ lệ thành phần xác định trong dung môi rượu, điều chỉnh ph của dung dịch bằng HN ở 1,5 2,0. Thuỷ phân dung dịch hỗn hợp thu được bằng hỗn hợp nước rượu, khuấy đều cho đến khi thu được gel. Già hoá gel ở nhiệt độ phòng, sấy khô ở 110 o C trong 12 giờ, nghiền mịn và nung trong môi trường oxi không khí ở 550 o C trong 1 giờ thu được vật liệu nano Ce- TiO 2. Mẫu TiO 2 không pha tạp cũng được tổng hợp tương tự để so sánh. 2. Phương pháp nghiên cứu Giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) được ghi trên máy D8 Advance-Bruker-Germany tại Khoa ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

30 30 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Hóa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, với bức xạ CuK α, điện áp 40 kv, cường độ 40 ma, ghi ở nhiệt độ 25 o C, góc quét 2θ từ o và tốc độ quét 0,03 o /s. Hình thái học bề mặt của vật liệu được xác định từ ảnh SEM và TEM trên máy SEM Hitachi- S4800-Japan và TEM JEOL JEH-1010-Japan. Thành phần hóa học của vật liệu được xác định qua phổ EDX trên máy Oxford 300-England. Tính chất quang của vật liệu được nghiên cứu bằng phổ UV-Vis trên máy Cary 5000 Spectro Photometer. 3. Hoạt tính xu c tác quang Hoạt tính xúc tác quang của vật liệu Ce-TiO 2 được xác định qua khả năng phân huỷ làm mất màu xanh metylen (MB) dưới sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời. Tiến hành phân tán 0,05 g chất xúc tác Ce-TiO 2 vào trong 100 ml dung dịch MB (10 mg/l), khuấy trong tối 30 phút để đạt được sự cân bằng hấp phụ. Dung dịch huyền phù được chiếu sáng trực tiếp bằng ánh sáng mặt trời (vào khoảng thời gian giờ trưa) có cường độ chiếu sáng trung bình ~ 13 mw/ cm 2, thời gian thử hoạt tính 45 phút trong điều kiện khuấy lên tục. Sau khi phân hủy quang, lượng MB còn lại được xác định bằng cách đo mật độ quang (Abs) ở bước sóng 661 nm trên máy Spectro Photometer Hitachi U2001. Hiệu suất phân huỷ quang được tính theo công thức: C - C C o t H% = x100 Trong đó: H% là hiệu suất phân huỷ quang, C o và C t là nồng độ MB trong dung dịch khảo sát trước và sau khi tiến hành phân hủy quang. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Câ u tru c tinh thể và hình thái ho c vật liệu Giản đồ XRD của các mẫu TiO 2 nguyên và Ce-TiO 2 được đưa ra trên Hình 1a. Kích thước tinh thể trung bình của vật liệu TiO 2 và Ce-TiO 2 o được tính theo công thức Debye-Sherrer: Trong đó: λ - bước sóng của tia bức xạ CuKα (λ = 0, nm); β - bề rộng ở nửa chiều cao của pic đặc trưng (FWHM) của mặt 101 trên giản đồ XRD; θ - góc nhiễu xạ ứng với cực đại của pic đặc trưng, kết quả như trên Hình 1b. Cường độ Kích thước tinh thể r(nm) (101) (110) (004) (200) Anata Rutin (105)(211) (204) theta 0,5%CeO2 0,2%CeO2 0,1%CeO2 0,05%CeO2 0,025%CeO2 0,01%CeO2 TiO2 Hình 1a. Giản đồ XRD của mẫu TiO 2 và mẫu Ce-TiO 2 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 % khối lượng CeO2 trong Ce-TiO2 Hình 1b. Ảnh hưởng của % khối lượng CeO 2 trong Ce-TiO 2 đến kích thước tinh thể hạt Hình 1a và 1b cho thấy có sự khác biệt giữa mẫu TiO 2 nguyên và các mẫu Ce-TiO 2. Mẫu TiO 2 nguyên, ngoài pha anata (80 %) còn có pha rutin (20 %). Các mẫu Ce-TiO 2 chỉ có cấu trúc pha anata, chưa xuất hiện pha rutin và cũng không có pha tinh thể đặc trưng của CeO 2. Khi tăng hàm lượng CeO 2 trong mẫu Ce-TiO 2, cường độ cũng như độ sắc nét của các pic nhiễu xạ đặc trưng cho pha anata giảm dần, kích thước tinh thể trung bình của các hạt sản phẩm giảm từ 27,2 nm ở mẫu TiO 2 nguyên TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

31 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 31 Hình 2a. Ảnh TEM mẫu 0,1 % CeO2 trình bày trên Hình 3 va Ba ng 1. Kết quả EDX cho thấy, vâ t liê u Ce-TiO2 tổng hợp đươ c chi chư a các nguyên tố Ti, O và Ce, không thấy xuất hiện nguyên tố khác, sản phẩm có độ tinh khiết cao. Mẫu Ce-TiO2 (pha ta p 0,5 % CeO2 vê khối lượng theo li thuyê t), kê t qua phân ti ch EDX cho thâ y hàm lượng nguyên tử Ce trong mẫu là 0,07 % tương ứng với ~ 0,45 % khối lượng CeO2. Giá trị này khá phù hợp với tỉ lệ tính toán pha tạp trong toàn khối vật liệu. Như vậy co thê no i trong vâ t liê u Ce-TiO2 tô ng hơ p đươ c, Ce pha tạp đa đi sâu vào cấu trúc mạng lưới anata của TiO2 và hình thành kiểu pha tạp cấu trúc. Hình 3. Phổ EDX mẫu Ce-TiO2 Hình 2b. Ảnh SEM mẫu 0,1 % CeO2 xuống 14,2 nm ở mẫu pha ta p 0,5 % CeO2. Như vậy, sự có mặt của Ce trong vâ t liê u Ce-TiO2 đã có tác dụng kìm hãm quá trình chuyển pha của TiO2, từ dạng vô định hình sang anata và từ anata sang rutin trong quá trình nung. Từ ảnh TEM và SEM (Hi nh 2a va 2b) của mẫu Ce-TiO2 cho thấy, các hạt sản phẩm có dạng hình cầu, kích thước hạt tương đối đồng đều khoảng nm, kích thước này khá phù hợp với kích thước tinh thể anata tính theo Scherrer, tuy nhiên các hạt sa n phâ m có độ phân tán chưa cao và xu hướng kết khối lại với nhau. Ba ng 1. Tha nh phâ n nguyên tô trong mẫu pha ta p 0,5 % CeO2 Element (kev) Mass% Error% Atom% O K Ti K Ce L Total Khi ti nh toa n ca c thông sô ma ng lươ i anata trong vâ t liê u Ce-TiO2, kê t qua cho thâ y gâ n như không co sư thay đô i vê gia tri ca c thông sô ma ng lươ i anata so vơ i mâ u TiO2 nguyên, không co dâ u hiê u vê sư mơ rô ng cu a ô ma ng cơ sơ anata trong vâ t liê u Ce-TiO2. Kích thước ion Ce4+ (0,92 Ǻ) lớn hơn khá nhiều kích thước 2. Tha nh phâ n hoa ho c va ti nh châ t quang ion Ti4+ (0,68 Ǻ), nên ion Ce4+ khó có thể thay Phổ EDX và bảng thành phần các nguyên tố thế ion Ti4+ trong cấu trúc tinh thể TiO2 ma chủ của mẫu Ce-TiO2 (pha ta p 0,5 % CeO2) được yếu xâm nhập vào các hốc trống trong mạng ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

32 32 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ lưới tinh thể và hình thành cầu liên kết Ti O Ce. Sự có mặt của cầu liên kết này đã làm kìm hãm sự phát triển tinh thể anata, kìm hãm quá trình chuyển pha anata sang rutin của TiO 2 [5]. Độ hâ p thụ (Abs) (d) (c) (b) (a) a- TiO2 b- 0,025%CeO2 c- 0,2%CeO2 d- 0,5%CeO Bước sóng (nm) Hình 4. Phổ UV-Vis mẫu TiO 2 nguyên và các mẫu Ce-TiO 2 Bảng 2. Giá trị biên hấp thu ánh sáng λ và năng lượng vùng cấm Eg của các mẫu 0,025% 0,2% 0,5% Mẫu TiO 2 CeO 2 CeO 2 CeO 2 λ (nm) Eg (ev) 3,09 3,03 2,98 2,85 Khả năng hấp thụ ánh sáng của các mẫu TiO 2 nguyên và Ce-TiO 2 được xác định qua phổ hấp thụ UV-Vis (Hình 4). Biên hấp thụ ánh sáng (λ) và năng lượng vùng cấm (Eg = 1240/λ) của các mẫu được đưa ra ở Bảng 2. Từ Hình 4 và Bảng 2 cho thấy, với sự có mặt của Ce pha tạp và khi hàm lượng Ce pha tạp tăng, biên hấp thụ ánh sáng của vật liệu Ce-TiO 2 ngày càng dịch chuyển sang vùng nhìn thấy nhiều hơn (năng lượng vùng cấm Eg giảm) và biên vùng hấp thụ có bước sóng nằm trong khoảng từ nm. Vật liệu xúc tác Ce-TiO 2 có biên vùng hấp thụ ánh sáng chuyển dịch sang vùng nhìn thấy so với mẫu TiO 2 nguyên là do: khi Ce(IV) được pha tạp vào trong cấu trúc mạng tinh thể anata của TiO 2, mức 4f của Ce(IV) tạo thành một mức năng lượng tạp nằm trong vùng cấm và ngay dưới vùng dẫn (CB) của TiO 2 như Hình 5. Sự có mặt của mức năng lượng tạp này trong vùng cấm đã làm cho TiO 2 -anata có thể hấp thụ ánh sáng với bước sóng dài hơn (nằm trong vùng nhìn thấy), thông qua quá trình chuyển điện tử giữa vùng VB với mức tạp và giữa mức tạp với vùng CB của TiO 2 [2, 7]. UV CB 3,2 ev VB UV CB VB Vis 3. Hoạt tính xu c tác quang của Ce-TiO 2 Ce-4f A B Hình 5. Biểu đồ minh họa quá trình kích thích bởi ánh sáng của (A) mẫu TiO 2 nguyên và (B) mẫu Ce-TiO 2 Hiệu suâ t phân huỷ (%) ,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 % khối lượng CeO2 trong oxit TiO2-CeO2 Hình 6. Ảnh hưởng của % khối lượng CeO 2 trong vật liệu Ce-TiO 2 đến hiệu suất phân huỷ xanh metylen Sự phân huỷ quang xanh metylen (MB) bởi TiO 2 nguyên và Ce-TiO 2 dưới ánh sáng mặt trời được thể hiện trên Hình 6. Kết quả cho thấy, sự có mặt của Ce đã làm tăng hiệu suất phân hủy MB của TiO 2 và đạt tối ưu ở mẫu 0,025 % CeO 2 với hiệu suất phân huỷ đạt 85,4 % (tốt hơn mẫu TiO 2 nguyên và các mẫu Ce-TiO 2 còn lại). Hoạt tính xúc tác quang của mẫu Ce-TiO 2 tăng lên so với mẫu TiO 2 không pha tạp, do Ce pha tạp đã tác động làm hẹp vùng cấm của TiO 2 - anata, cho phép sử dụng cả ánh sáng trong vùng trông thấy của bức xạ mặt trời. Ngoài ra, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

33 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 33 do xeri có thể dễ dàng chuyển hóa giữa hai dạng Ce(IV) Ce(III), nên Ce(IV) còn đóng vai trò là tâm bắt để bẫy các electron quang sinh, ngăn cản sự tái hợp giữa các electron - lỗ trống và làm tăng hiệu suất phân hủy quang: Ce(IV) + e - Ce(III) và Ce(III) + O Ce(IV) + O Tuy nhiên khi nồng độ Ce pha tạp tăng cao, mức năng lượng tạp của Ce(IV) sẽ mở rộng và nằm sâu hơn trong vùng cấm của TiO 2, vị trí Ce(IV)/Ce(III) dần trở thành tâm tái hợp các cặp electron và lỗ trống, làm giảm hiệu suất phân hủy quang của TiO 2. Vai trò của Ce pha tạp cũng đã được khẳng định trong các tài liệu [1, 5]. IV. KẾT LUẬN Nghiên cứu đặc tính của sản phẩm bằng các phương pháp vật lý hiện đại như XRD, SEM, TEM, UV-Vis cho thấy, đã tổng hợp thành công vật liệu Ce-TiO 2 có kích thước nanomet bằng phương pháp sol-gel. Sự có mặt của Ce trong vật liệu TiO 2 có tác động kìm hãm sự phát triển của tinh thể TiO 2 - anata và sự chuyển pha từ anata sang rutin. Khi pha tạp Ce vào TiO 2 -anata đã làm tăng đáng kể hoạt tính xúc tác quang của TiO 2 dưới sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời. Hoạt tính xúc tác quang đạt tối ưu ở mẫu có thành phần 0,025 % CeO 2. [3]. Lopez Tessy., Rojas Fernado and et al. (2004), Porosity, structural and fractal study of sol-gel TiO 2 -CeO 2 mixed oxides. Journal of Solid State Chemistry, pp [4]. Quan Xuejun., Zhao Qinghua and et al. (2008), Comparative study of lanthannide oxide doped titanium dioxide photocatalysts prepared by coprecipitation and sol-gel process, Materials Chemistry and Physics 114, pp [5]. Tong T., Zhang J., Tian B., Chen F., He D., Anpo M. (2007), Preparation of Ce-TiO 2 catalysts by controlled hydrolysis of titanium alkoxide based on esterification reaction and study on its photocatalytic activity, Journal of Colloid and Interface Science 315, pp [6]. Verma Amita., Srivastava A.K., Bakhshi A.K., Kishore R. (2005), Sol-gel processed nanostructured CeO 2 -TiO 2 thin films for electrochromic applications, Materials Letters 59, pp [7]. Yan N., Zhu Z., Zhang Z., Zhao Z., Liu Q. (2012), Preparation and properties of Ce doped TiO 2 photocatalyst, Journal homepage 47, pp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Aman Noor., Satapathy P.K and et al. (2012), Synthesis and photocatalytic activity of mesoporous Cerium doped TiO 2 as visible light sensitive photocatalyst, Materials Research Bulletin 47, pp [2]. Liu Y., Fang P., Cheng Y., Gao Y and et al. (2013), Study on enhanced photocatalytic performance of cerium doped TiO 2 -based nanosheets, Chemical Engineering Journal 219, pp ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

34 34 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TỪ VỰNG TRONG GIAO TIẾP ThS. Nguyễn Thị Huệ, Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Phòng Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ABSTRACT The group of researchers used a true-experimental design to study the application of some positive approaches in teaching English vocabulary in enhancing vocabulary ability in communication. In this study, the respondents, who were taught English vocabulary by using some effective approaches and techniques, and were asked to take a posttest to determine the effectiveness. Keywords: Use of positive methods, vocabulary techniques, techniques in enhancing vocabulary. I. GIỚI THIỆU Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng để xây nên một bức tường ngôn ngữ thì từ vựng là những viên gạch còn ngữ pháp và các cấu trúc câu là những mạch vữa để gắn kết những viên gạch tạo nên bức tường ngôn ngữ. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Một nhà ngôn ngữ học đã nói không có ngữ pháp, việc diễn đạt ý tưởng trở nên lủng củng, thiếu tính mạch lạc, nhưng không có từ vựng, việc truyền đạt thông tin hoàn toàn không đạt được hiệu quả. Còn theo John Wilkins, một nhà văn người Mỹ, không có ngữ pháp rất ít thông tin được truyền đạt nhưng nếu không có từ vựng thì không có một thông tin nào được chuyển tải. Câu nói trên cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của từ vựng trong việc học một ngôn ngữ và từ vựng chiếm vai trò chủ đạo trong việc giao tiếp, thể hiện ý tưởng, và chuyển tải nội dung. Tuy đó là một tế bào nhỏ nhưng lại là yếu tố cốt cán hình thành nên kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của người học. Với vốn từ vựng phong phú, bản thân người học sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp, viết luận cũng như diễn thuyết. Hơn thế nữa, nhờ có từ vựng mà người học có thể hiểu được ý tưởng của người khác cũng như diễn giải rõ ràng và súc tích những suy nghĩ của bản thân. Việc giảng dạy từ vựng một cách hiệu quả là rất cần thiết vì nhiều lý do khác nhau như: từ vựng là cơ sở của bất kỳ ngôn ngữ học nào; mở rộng vốn từ vựng nâng cao kiến thức của người học thông qua đọc hiểu văn bản; từ vựng được cần thiết để giao tiếp và diễn đạt ý tưởng và cảm xúc, phát triển 4 kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc và viết. Một vài phương pháp có thể được sử dụng để dạy và học từ vựng hiệu quả trong một lớp học Tiếng Anh + Công não: Khi giảng dạy từ mới, phương thức giới thiệu từ cần được làm mới và thú vị. Một từ khóa có thể được viết lên để gợi mở cho người học liên tưởng đến các từ vựng mới liên quan đến nó có thể được viết xung quanh nó. + Hỗ trợ bằng hình ảnh: Sử dụng các hình ảnh, biểu đồ và các bức tranh trong lớp học để dạy từ vựng. Bằng cách này, từ được nhớ thông qua màu sắc hoặc vị trí. Hình ảnh có thể liên kết đến một từ; từ cũng có thể được liên kết với từ khác. + Bản đồ từ vựng: Phát triển một loại bản đồ ngữ nghĩa hoặc một nhóm từ có liên quan đến nhau. + Trò chơi: Xây dựng và củng cố vốn từ vựng thông qua các hoạt động chơi Scrabble, Boggle, Crossword, Wordsearch, Lucky number, Rub out and remember,... + Thẻ từ: Sử dụng các thiết bị cho giảng dạy TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

35 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 35 từ vựng đơn giản như flash hoặc thẻ từ, một thẻ chứa từ và một thẻ có câu chứa từ đó, hay định nghĩa của nó, hoặc từ đồng nghĩa của nó cùng cách phát âm. + Tiền tố và hậu tố và quy tắc hình thành và tạo từ: Tiền tố có thể làm cho một từ trái nghĩa. Hậu tố mở rộng từ loại của từ gốc. Tiền tố và hậu tố giúp người học đoán được nghĩa của một từ mới thông qua từ gốc, hoặc những từ họ đã biết. + Đối chiếu: Từ mới được xếp vào một cột, các định nghĩa hoặc ví dụ liên quan đến từ mới đó được xếp vào một cột khác. + Từ đồng nghĩa, trái nghĩa + Định nghĩa từ, miêu tả từ hoặc đoán từ qua ngữ cảnh II. THỰC NGHIỆM 1. Công cụ nghiên cứu Phương pháp thử nghiệm (true-experiment) được sử dụng để chứng minh tính hiệu quả của một số phương pháp, thủ thuật trong việc nâng cao khả năng sử dụng từ vựng tiếng Anh trong giao tiếp cho sinh viên Đại học năm thứ hai tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Trong phương pháp này, các bài kiểm tra trắc nghiệm sau (posttest) được sử dụng để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm một số thủ thuật như Eliciting (defining, guessing, word in context, word form, words in pair); Brainstorming; Network; Matching; Crossword; Concept map; Lucky number; Rub out and remember. Tất cả đối tượng nghiên cứu được tham gia những buổi học từ vựng tiếng Anh có áp dụng các thủ thuật trên. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ba mươi (30) sinh viên năm thứ hai, trình độ Đại học, 14 nam và 16 nữ. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên từ 5 lớp học với 280 sinh viên năm thứ hai, 3 khoa: Kỹ thuật Phân tích; Công nghệ Hóa học; Khoa Điện, để tiến hành nghiên cứu trong 4 tháng. 3. Các bước tiến hành a. Biên soạn Tài liệu Từ vựng tiếng Anh và áp dụng một số phương pháp giảng dạy tích cực và các thủ thuật hiệu quả trong giảng dạy từ vựng. - Tìm hiểu các phương pháp giảng dạy tích cực và các thủ thuật thông qua nhiều tài liệu như: bài báo; luận văn; tài liệu của các giáo sư, tiến sĩ; sách, vv. - Chuẩn bị và biên soạn những bài học tích hợp các thủ thuật giảng dạy từ vựng, chủ yếu dựa trên cuốn sách New English File-Pre- Intermediate đã được dạy và học tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và những nguồn khác gồm các phần sau đây: + Từ vựng: Cung cấp và trang bị cho sinh viên một lượng từ vựng theo từng chủ đề thông qua một số thủ thuật giảng dạy để sinh viên có cơ hội tự lĩnh hội kiến thức. + Thực hành: Cung cấp các bài tập và hoạt động đa dạng, phong phú và phù hợp với các thủ thuật giảng dạy để sinh viên luyện tập từ vựng đã được trang bị và mở rộng vốn từ vựng cho các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết để kiểm tra kiến thức từ vựng và khả năng vận dụng vào từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. + Thực hành mở rộng: Cung cấp thêm các bài tập và các hoạt động phong phú hơn để SV tự luyện tập ở nhà các từ vựng đã được trang bị và các bài tập để mở rộng vốn từ vựng theo từng chủ đề. - Tham khảo ý kiến những người có chuyên môn về tiếng Anh để hoàn thiện nội dung bài học. - Sửa đổi và hoàn thiện tài liệu từ vựng phù hợp cho giảng dạy với các phương pháp và thủ thuật tích cực. - Áp dụng các thủ thuật trong 30 tiết giảng dạy từ vựng tiếng Anh. b. Biên soạn đề kiểm tra (Posttest): - Xây dựng bộ đề kiểm tra 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết, bao gồm nội dung trải đều cho các chủ đề từ vựng. Mỗi kỹ năng được thiết kế dựa trên tiêu chí về 3 mức độ nhận thức của SV là nhận biết, thông hiểu, vận dụng. c. Thu thập dữ liệu: ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

36 36 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ INPUT Books; Journals; Magazines; Internet; Observation; Theories of study techniques and learning positive methods PROCESS + Development and Validation of lesson plans using effective techniques + Try out of the techniques + Development and Validation of posttests OUPUT Enhanced Ability of Using Vocabulary in Communication by Using Effective Techniques Hình 1: Mô hình Input Process Output về tính hiệu quả của việc sử du ng một số phương pháp tích cực trong giảng dạy từ vựng - Tổ chức giảng dạy từ vựng tiếng Anh trong 30 tiết cho 2 nhóm sinh viên có áp dụng theo 2 phương thức khác nhau: 1 nhóm được giảng dạy bằng PPTT và 1 nhóm được giảng dạy bằng PPTC. - Tiến hành 2 bài kiểm tra (post-test) sau khi áp dụng các phương pháp tích cực vào 29/11/ Thực hiện điều tra xã hội học - Thu thập, phân tích dữ liệu III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả Bảng 1: Bài học từ vựng sử dụng phương pháp tích cực STT Nội dung Mục đích Unit 1: Introducing yourself & family Unit 2: Daily routines Unit 3: Public places and buildings 4 Unit 4: Sports 5 Unit 5: Clothes 6 7 Unit 6: Likes and dislikes Unit 7: Food and drink 8 Unit 8: Jobs 9 10 Unit 9. Appearance and personatilies Unit 10: Weather and climate Sinh viên vận dụng được từ vựng để giới thiệu bản thân và gia đình. Sinh viên vận dụng được từ vựng để giới thiệu về hoạt động hàng ngày của ai đó. Sinh viên vận dụng được từ vựng để giới thiệu và miêu tả quê hương hoặc 1 địa danh. Sinh viên vận dụng được từ vựng để nói chuyện và thảo luận về các môn thể thao. Sinh viên vận dụng được từ vựng để miêu tả trang phục. Sinh viên vận dụng được từ vựng để nói về sự yêu, ghét hay thú tiêu khiển, sở thích. Sinh viên vận dụng được từ vựng để giới thiệu bản thân và gia đình Sinh viên vận dụng được từ vựng để giới thiệu nghề nghiệp. Sinh viên vận dụng được từ vựng để miêu tả diện mạo và tích cách của ai đó. Sinh viên vận dụng được từ vựng để nói về thời tiết và khí hậu. Dựa trên các dữ liệu thu được, nhà nghiên cứu ghi nhận những kết quả sau đây: 1. Những bài học từ vựng tiếng Anh phù hợp với các phương pháp giảng dạy và thủ thuật tích cực. Nội dung các bài học được thể hiện trong Bảng Điểm trung bình của pretest là 20,00 và độ lệch chuẩn là 5,02. Trong khi đó, số điểm trung bình của posttest là 27,45 và độ lệch chuẩn là 5,32. Hay nói cách khác, điểm số posttest của sinh viên cao hơn điểm số pretest. 3. Sai phân trung bình giữa số điểm của pretest và posttest là 7,45 thể hiện rằng có một sự khác biệt đáng kể về hiệu quả đọc sách của sinh viên sau khi được tiếp cận với phương pháp SQ3R trong việc nâng cao kỹ năng đọc tiếng Anh. Giá trị t (t-value) được tính toán là 18,82 với sai số là 0,01 thể hiện rằng, có sự chêch lệch đáng kể giữa điểm số pretest và posttest của sinh viên. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

37 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 37 Bảng 2 ở trên cho thấy rằng điểm số trung bình của SV nhóm 1 sau khi áp dụng PPGDTT là 18,27 và độ lệch chuẩn là 5,55. Trong khi đó, điểm số trung bình của SV nhóm 2 sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực là 27,40 và độ lệch chuẩn là 5,12. Độ sai lệch giữa điểm trung bình của 2 nhóm là 9,13 chỉ ra rằng có sự khác biệt về kết quả kiểm tra của SV nhóm 2 khi áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy từ vựng. Điều này cho thấy các phương pháp giảng dạy tích cực có thể được áp dụng trong các bài học từ vựng tiếng Anh tại Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì. 2. Thảo luận Dựa trên những tìm hiểu về ưu, nhược điểm của các phương pháp giảng dạy tích cực so với phương pháp giảng dạy truyền thống, những kết quả khảo sát và phân tích từ thực nghiệm có được chúng tôi đi đến thống nhất và đưa ra một số ý kiến thảo luận sau: 1. Nên áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực tại Trường để giảng dạy trong những tiết học tiếng Anh, lớp học tiếng Anh giao tiếp ngắn hạn, đặc biệt là giảng dạy các kỹ năng và các tiết học từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành. 2. Phổ biến các thủ thuật học và luyện từ vựng đến các em SV trong Trường để các em tìm hiểu và lựa chọn phương pháp tự học và sử dụng từ vựng phù hợp nhất cho bản thân. 3. Trong tương lai khi trang website của Khoa Ngoại ngữ được hoạt động, có thể áp dụng các thủ thuật trong các PPGDTC để thiết kế bài giảng điện tử và giảng dạy từ vựng tiếng Anh thông qua các lớp học đào tạo từ xa. 4. Đề tài là một hướng nghiên cứu mở, có thể phù hợp với những hướng nghiên cứu tiếp theo, ví dụ như: biên soạn và bổ sung thêm chủ đề từ vựng; hoặc phát triển theo hướng nghiên cứu cho các kỹ năng khác. IV. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các phương pháp tích cực đem lại hiệu quả đáng kể về khả năng sử dụng từ vựng của Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả so sánh giữa nhóm 1 và nhóm 2 Tiêu chí so sánh Nhóm 1 Nhóm 2 Điểm tổng Điểm trung bình 18,27 27,4 Độ lệch chuẩn 5,55 5,12 Độ lệch trung bình 4,57 4,74 Điểm thấp nhất - điểm cao nhất sinh viên với kết quả điểm số posttest của nhóm được giảng dạy theo phương pháp tích cực cao hơn so với nhóm được giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Đề tài đã hoàn thành những yêu cầu đặt ra là: Trên cơ sở nắm vững lý thuyết và cách thức thực hiện phương pháp giảng dạy, chúng tôi đã xây dựng, thiết kế Tài liệu học tập và Bài giảng phù hợp với từng phương pháp giảng dạy. Chúng tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy và tổ chức kiểm tra đánh giá kiến thức của sinh viên, thực hiện điều tra xã hội học. Và chúng tôi tiến hành phân tích kết quả kiểm tra của sinh viên. Trên cơ sở kết quả đó, chúng tôi đi đến kết luận như sau: + Thứ nhất, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào giảng dạy từ vựng cho thấy tính hiệu quả hơn thông qua kết quả bài kiểm tra cao hơn so với việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống. + Thứ hai, ưu điểm nổi bật là thu hút được SV tham gia vào bài giảng và tích cực sử dụng vốn từ vựng thông qua các hoạt động giao tiếp trong lớp. + Thứ ba, khả năng sử dụng từ vựng của sinh viên được nâng cao. Và như vậy rõ ràng, các thủ thuật dạy từ vựng của các phương pháp giảng dạy tích cực nếu được tổ chức tốt sẽ thúc đẩy tính tích cực học tập, rèn luyện của SV, và nâng cao hiệu quả giảng dạy từ vựng cho giảng viên cũng như ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

38 38 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ việc học và luyện tập từ vựng cho sinh viên tại Trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Shiny Kochappilly (2011), Creative Methods In Teaching English Vocabulary To The ESL Learners, ELTWeekly Newsletter Vol. 3 Issue 96. [2]. Ioana Claudia Horea (2012), Methodological particularities in teaching business vocabulary. [3]. A Drian Doff (2007), Teach English, 20 th edition, Cambridge University. [4]. Celce-Murcia (2002), Teaching English as a Second or Foreign Language (3rd Edition), Volume 5, Number 4. [5]. Visnja Pavicic (2003), Vocabulary and Autonomy. [6]. Ronald Carter & David Nunan (2001), The Cambridge Guide to Teaching English to Speakers of Other Languages, Cambridge University Press. [7]. Diane Larsen and Martin Anderson (2013), Techniques and Principles in Language Teaching, 3 rd edition (Grammar-Translation pp ) [8]. Approaches and Methods in Language Teaching, Cambridge Language Teaching Library. [9]. Amy Buttner (2007), Activities, Games, and Assessment Strategies for the Foreign Language Classroom, Routledge. [10]. Abdul Kareem Igbaria (2003), Jami a, Alqasemi Academy (R A), Academic College of Education. [11]. Janet Allen (1999), Words, Words, Words: Teaching Vocabulary in Grades 4-12, Stenhouse Publishers. [12]. The Internet TESL Journal, Vol. XV, No. 3, March 2009 [13]. language_arts/2002_03/essay.html [14]. [15]. Vocabulary.html (2009) [16]. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

39 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 39 XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA HỆ THỐNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ ThS. Nguyễn Quốc Khánh, Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ABSTRACT Every year, Viet Tri University of Industry has many students to study General Informatics but there is nt system online lectures to support student self-research and self- study. This paper sudies and processes the systems and process held teaching General Informatics to support of online teaching system at Viet Tri University of Industry to help solve the difficulties in training credits in the University and it take efficiency of the training process. Keywords: Online teaching system. I. MỞ ĐẦU Với mục đích đổi mới phương pháp học tập áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và giảng dạy môn tin học đại cương nói riêng tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tôi đã nghiên cứu xây dựng hệ thống học trực tuyến (E-learning). Đây là môi trường dạy học mà ở đó mọi tương tác dạy và học, người dạy và người học được hỗ trợ trong môi trường điện tử. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến và quy trình tổ chức dạy học môn Tin học đại cương tại trường đại học Công nghiệp Việt Trì, cập nhật tại địa chỉ: II. XÂY DỰNG QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG 1. Xây dựng quy trình hỗ trợ Giáo viên chuẩn bị bài giảng, giao nhiệm vụ cho Sinh viên tự ho c trước khi đến lớp. Trong dạy học truyền thống, thông thường giáo viên không thể đưa toàn bộ tài liệu tham khảo đến lớp để giới thiệu cho Sinh viên mà chỉ nêu tên tài liệu, đưa lên lớp một số giáo trình, sách tham khảo để sinh viên phô tô nghiên cứu. Với hệ thống dạy học E-learning, giáo viên có thể đưa bài giảng điện tử chuẩn SCOM lên, scan các giáo trình, sách bài tập, tải các file tài liệu tham khảo lên hệ thống, liên kết đường Hình 1. Thư viện điện tử trực tuyến môn tin học đại cương ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

40 40 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ linh tới các website học tập trên innernet để giới thiệu cho sinh viên học tập. Hệ thống học tập này có khả năng hỗ trợ sinh viên tiếp cận khối lượng thông tin khổng lồ của nhân loại với sự hỗ trợ của Google. Tất cả các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên cung cấp trên hệ thống (bài giảng điện tử phần lý thuyết, video hướng dẫn trực quan phần thực hành ), khi sinh viên vào tự học giáo viên có thể kiển tra được số lần tham gia. Cuối mỗi bài tự học giáo viên kiểm tra sinh viên bằng cách hoàn thành một số bài tập tự luận hoặc trắc nghiệm, giải quyết một số vấn đề thảo luận trên diễn đàn. Điều này rất phù hợp với hoạt động học bài ở nhà của sinh viên, đặc biệt với mô hình đào tạo theo tín chỉ. Trong quá trình tự học với sự hỗ trợ của học trực tuyến giúp sinh viên trao đổi những vướng mắc khi học với giáo viên và với sinh viên khác đặc biệt là khả năng hỗ trợ đắc lực trong việc nhắc nhở sinh viên học tập. Những thông tin về thời hạn, nội dung định kỳ sẽ được hiển thị trên màn hình khi sinh viên vào học hoặc gửi vào của sinh viên. Vì vậy việc giao nhiệm vụ sinh viên tự học diễn ra thường xuyên và giúp sinh viên có ý thức học tập tốt hơn. chậm còn tùy thuộc vào kiến thức tích lũy và nhu cầu của bản thân. Do đó vấn đề đặt ra là phải tổ chức dạy học làm sao để đáp ứng được tính tương thích này. Trong quá trình dạy học, phần mục tiêu, cấu trúc bài học đã được đưa lên đầu tiên của hệ thống, sinh viên có thể đọc nhanh, tổng hợp tốt sẽ nhanh chóng lĩnh hội để rút ngắn thời gian vào hoạt động học tập tiếp theo. Theo sự hướng dẫn của giáo viên, nếu sinh viên đã nắm vững phần lý thuyết và vấn đề cơ bản, sinh viên có thể vào thẳng phần ôn tập và kiểm tra mà không phải chờ để được ôn tập và kiểm tra. Theo Jennifer Salopek, một khóa học trực tuyến sẽ nhanh hơn 50% so với khóa học truyền thống vì tính thích ứng cá nhân của nó. Để học tập trong môi trường dạy học trực tuyến, sinh viên phải có thói quen học tập tốt, có kỹ năng tự học và quản lý thời gian của riêng mình. Điều này làm cho người học rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo. Đồng thời, việc trao đổi thẳng thắn trên lớp học, tiếp cận với vấn đề bằng nhiều hướng khác nhau sẽ giúp sinh viên rèn luyện thái độ nghiêm túc và tư duy phê phán. Hoạt động học tập cá nhân SV Tham khảo Thư viện điện tử GV cung cấp - Bài giảng - Giáo trình - Video - Mô phỏng Tải về máy tính/ Online Nghiên cứu bài học dưới sự hướng dẫn của GV Thảo luận nhóm Hình 2. Quy trình hỗ trơ tổ chức dạy học trên lớp của hệ thống trực tuyến 2. Xây dựng quy trình hỗ trợ tô chức hoạt động dạy, ho c tập trên lớp Toàn bộ tài liệu học tập giáo viên tải lên thư viện điện tử, sinh viên có thể học bài nhanh hay Nhờ các ưu điểm nổi bật của multimedia, dạy học trực tuyến tác động lên sinh viên qua nhiều kênh thông tin như văn bản, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, video, hoạt hình, mô phỏng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

41 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 41 Đặc biệt đối với môn tin đại cương các thao tác trực quan là rất nhiều như: Phần window, Microsoft word, Microsoft Excel,. Do đó phần video, mô phỏng các thao tác hướng dẫn trực quan của giáo viên các bài thực hành là công cụ tối cần thiết. Phần kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan thường xuyên theo tuần giúp sinh viên nhớ kiến thức môn học một cách dễ dàng. Mặt khác việc lưu trữ trên mạng các nội dung học tập giúp cho giáo viên và sinh viên có trể truy xuất bất cứ lúc nào Hoạt động tô chức dạy ho c của giáo viên Hoạt động dạy của giáo viên ở trên lớp chủ yếu là hướng dẫn, tổ chức để sinh viên tự chiếm lĩnh kiến thức. Người thầy lúc này đóng vai trò là huấn luyện viên chỉ đạo việc học của trò. * Để dạy học tốt trong một giờ học lên lớp lý thuyết môn tin học đại cương theo tín chỉ theo tôi hoạt động dạy học diễn ra như sau: - Hoạt động 1. Giáo viên: giới thiệu muc tiêu bài học; Đề ra các yêu cầu sinh viên/nhóm sinh viên phải thực hiện; Trình bày cấu trúc, các đơn vị kiến thức của bài. Bắt đầu bài học, để sinh viên nắm bắt các vấn đề cơ bản liên quan đến bài học giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học, đề ra các nhiệm vụ yêu cầu sinh viên thực hiện, trình bày cấu trúc bài học, nêu các đơn vị kiến thức bài học. Hoạt động này là hết sức cần thiết, nó giúp sinh viên định hướng được mục tiêu học tập rõ ràng, không bị lệch hướng khi nghiên cứu bài học. Tuy nhiên do thời gian giảng dạy trên lớp ngắn nên tổ chức hoạt động này cần ngắn gọn, xúc tích tránh chiếm thời gian của hoạt động tiếp theo. - Hoạt động 2. Giáo viên: tổ chức cho sinh viên trình bày những vấn đề đã chuẩn bị ở nhà; Nêu tình huống có vấn đề những nội dung mới và khó. Để nắm bắt tình hình tự học ở nhà, mức độ tự nghiên cứu kiến thức mới sẽ học trên lớp, trước khi dạy kiến thức bài mới, giáo viên kiểm tra mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ở nhà của sinh viên. Hoặc trong quá trình giảng dạy bài mới giáo viên lồng vào đó kiểm tra bằng các câu hỏi ngắn, bài tập nhỏ. Giáo viên chỉ truyền tải, giải thích những nội dung trọng tâm, khó, phức hợp sinh viên không hiểu trong quá trình chuẩn bị ở nhà. - Hoạt động 3. Giáo viên: tổ chức cho sinh viên đề xuất các giả thiết, kiểm tra từng giả thiết; Hướng dẫn sinh viên tự đưa ra kết luận từng nội dung thảo luận. Những tình huống có vấn đề giáo viên tổ chức thảo luận theo cá nhân hoặc theo nhóm để tìm ra các giả thiết. Giáo viên có thể sử dụng các video, các mô phỏng và gợi ý cho sinh viên tự rút ra kết luận cho từng nội dung kiến thức. Trong quá trình thảo luận, giáo viên lưu ý đánh giá cá nhân hoặc giữa các nhóm với nhau về số lần tham gia, hiệu quả hoặt động các nhóm để tính điểm thưởng. - Hoạt động 4. Giáo viên: giảng giải các nội dung cốt lõi, khó và các vấn đề còn lại; Kết luận những vấn đề liên quan đến bài học. Những vấn đề khó là những vấn đề trong quá trình thảo luận sinh viên không thể tìm ra phương án giải quyết, không thể tìm ra được các giả thiết mà không thể chứng minh được. Cuối phần giảng giải, giáo viên kết luận những vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức của bài học. Giúp sinh viên có thể lĩnh hội hết các kiến thức một cách tổng quát nhất. - Hoạt động 5. Giáo viên: đánh giá mức độ tham gia của cá nhân và nhóm; Giao các nhiệm vụ tiếp theo. Để công bằng và khách quan giáo viên nên công bố điểm tham gia các nhóm và cá nhân trong quá trình học tập của từng bài. Đồng thời giao nhiệm vụ tiếp theo, hướng dẫn sinh viên học tập ở nhà trên hệ thống trực tuyến Hoạt động ho c tập của sinh viên trên lớp Tương ứng với hoạt động dạy học của giáo viên ở trên là hoạt động học tập của Sinh viên. ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

42 42 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - Hoạt động 1. Dựa vào những vấn đề chung liên quan đến bài học được giáo viên cung cấp, sinh viên nghiên cứu, thực hiện cá nhân hoặc phân công nhiệm vụ cá nhân cho từng nhóm. - Hoạt động 2. Sinh viên báo cáo các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu về nhà chuẩn bị trước. Hình thức báo cáo đa dạng: thuyết trình, trình bày bảng, trình chiếu; các chủ đề không trùng lặp để sinh viên học được nhiều hơn. Ngoài ra giáo viên khuyến khích các báo cáo mở rộng vấn đề, đi sâu vào bản chất sự vật hiện tượng, đồng thời những nội dung có ứng dụng trong thực tế cần phải chỉ rõ ứng dụng chỗ nào, cơ chế hoạt động, và lợi ích của ứng dụng đó. - Hoạt động 3. Trong quá trình báo cáo giáo viên yêu cầu sinh viên ghi chép vào phiếu học tập và đặt ra nhiều câu hỏi để thảo luận, nhiều phương án để giải quyết các tính huống đặt ra. Trong quá trình học tránh ghi chép quá nhiều, sinh viên chỉ ghi lại những kết luận của giáo viên của từng nội dung, những vấn đề cốt lõi mà sinh viên lĩnh hội được. - Hoạt động 4: Những kiến thức khó sinh viên cần phải thẳng thắn trao đổi với giáo viên, trên tinh thần đó giáo viên sẽ gợi ý giúp sinh viên có những phương án lĩnh hội kiến thức khó đó. - Hoạt động 5: Sau khi giáo viên đánh giá, sinh viên ghi nhận. Kết quả này sẽ được tổng hợp để đánh giá quá trình học tập của sinh viên, nếu có phản hồi về đánh giá cần phải phản hồi kịp thời. Ngoài ra, những nhiệm vụ mà giáo viên cung cấp trước khi kết thức buổi học sinh viên cần phân công nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm để về nhà chuẩn bị cho bài tiếp theo. 3. Quy trình tô chức hoạt động của giáo viên và sinh viên sau khi dạy và ho c ở trên lớp. Hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở trên lớp. Sau khi dạy xong, công việc tiếp theo cần định hướng cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu mở rông thêm vấn đề học tập trên lớp. Đồng thời chuẩn bị bài mới cho buổi học tiếp theo. Khó khăn của tổ chức học tập ở nhà của sinh viên là kiểm tra được sự tự giác học tập của sinh viên. Mặt khác trong quá trình tự học, để nghiên cứu sâu hơn, mở rộng vấn đề thông thường sinh viên cần được hỗ trợ kịp thời. Nếu dạy học truyền thống, sinh viên chỉ có thể được hỗ trợ khi gặp giáo viên trên lớp, ít có cơ hội được hỗ trợ vì vậy việc học tập sẽ không đạt như mong muốn. Ngoài việc giáo viên yêu cầu sinh viên làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới, giáo viên còn yêu cầu sinh viên mở rộng vấn đề, nghiên cứu sâu hơn một số nội dung. Hệ thống dạy học trực tuyến có thể giúp sinh viên trao đổi những khó khăn khi gặp phải qua diễn đàn, họp trực tuyến. Đồng thời giáo viên có thể theo dõi những trao đổi của sinh viên để kịp thời hỗ trợ. Bên cạnh đó, dựa trên chức năng của hệ thống, giáo viên cũng có thể nhắc nhớ, theo dõi sự tham gia thảo luận của sinh viên trong suốt quá trình học tập. - Đối với giáo viên: Có kế hoạch giao bài tập về nhà và kiểm tra học tập ở nhà của sinh viên. Bằng hình thức báo cáo ở bài học tiếp theo, thông qua việc đánh giá tự động của hệ thống hoặc nộp bài online giáo viên có thể nắm được tiến độ và kết quả tự học của sinh viên để có uốn nắn và hỗ trợ kịp thời. - Đối với sinh viên: Chủ động tự học, tự làm bài tập theo sự phân công của giáo viên và yêu cầu của hệ thống trực tuyến. Ngoài ra tự tìm hiểu thêm những vấn đề khác để mở rộng và đào sâu nghiên cứu cho bản thân mình với sự hỗ trợ của hệ thống dạy học trực tuyến. III. KẾT LUẬN. Trên đây là quy trình dạy học học phần lý thuyết môn Tin học đại cương do tác giả xây dựng. Tôi nhận thấy nếu áp dụng quy trình này vào giảng dạy môn tin học đại cương với sự hỗ trợ của thư viện điện tử trực tuyến môn tin học đại cương do chính tôi xây dựng tại trường đại TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

43 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 43 học Công nghiệp Việt trì sẽ mang lại hiệu quả sau: - Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực ứng dụng thành tựu của Công nghệ thông tin. - Gây hứng thú cho sinh viên trong giờ học trên lớp và tăng cường ý thức tự học ở nhà. - Giáo viên kiểm soát, đánh giá và hỗ trợ tốt việc học tập trên lớp và ở nhà của sinh viên - Kết quả học tập nâng cao, thương hiệu của cơ sở đào tạo được nâng lên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Tứ Thành (2008), Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các Trường đại học ICT hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24, tr [2]. Nguyễn Minh Tân (2013), Xây dựng và sử du ng Tài liệu điện tử dạy học nội dung về Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng du ng trong y học, hỗ trợ dạy học môn Lí sinh y học cho sinh viên ngành y, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Sư phạm ĐH Thái Nguyên. [3]. Lê Thanh Huy (2013), Tổ chức hoạt động dạy học Vật lý đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của E-learning, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Huế. [4]. Brian Tomlinson (2013), Claire Whittaker, Blended Learning in English Language Teaching: Course Design and Implementation, British Council, London SW1A 2BN, UK. [5]. Alex Koohang, Liz Riley, Terry Smith (2009), E-Learning and Constructivism: From Theory to Application, Interdisciplinary Journal of E-Learning and Learning Objects Volume 5. ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

44 44 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TĂNG HOẠT TÍNH XU C TÁC CỦA CÁC TINH THỂ NANO KIM LOẠI QUÝ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TS. Nguyễn Tiến Khí, Khoa Kỹ thuật Phân tích, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ThS. Nguyễn Thị Kim, Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. ABSTRACT Noble metal nanocrystals (NCs) have received major concern from scientists and engineers in recent times, driven by their broad applications in catalysis. The price of noble metals is very expensive because its rare reserve on earth, thus optimizing the noble metals is necessary. Studies to increase activity and selectivity of NCs became the great interest of scientists. Keywords: Catalysis, nanoparticles, noble metal, high index, twinning, bimetallic. I. MỞ ĐẦU. Các kim loại quý hiếm trong phân nhóm Platinum như Platinum (bạch kim, Pt), Rhodium (Rh) và Palladium (Pd) có tính chất xúc tác, tính chất điện hóa rất cao và đặc biệt là khả năng chống ăn mòn, đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp hóa chất, hóa dầu, hóa sinh, điện hóa và trong tự động hóa. 1-5 Cả kim loại nguyên chất và hợp kim của chúng đều có khả năng đặc biệt trong xúc tác oxy hóa từng phần, hydrogen hóa, dehydrogen hóa của lượng lớn chất quan trọng trong nhiều quá trình trong công nghiệp. Trong những năm qua, việc tổng hợp các tinh thể nano kim loại quý nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, do ứng dụng rộng rãi của chúng trong xúc tác. 6 Tuy nhiên, giá thành của kim loại quý rất đắt, do đó yêu cầu của khoa học là cần phải tối ưu hóa các kim loại quý để giảm giá thành sản phẩm. Vậy nên các nghiên cứu để tăng cường khả năng hoạt động và tính chọn lọc của kim loại quý đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học. Trong khuân khổ báo cáo này chúng tôi bàn luận một số phương pháp nhằm tăng khả năng hoạt động, tính chọn lọc của kim loại quý và các ứng dụng của nó trong xúc tác được công bố trong những năm gần đây. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TĂNG HOẠT TÍNH 1. Tăng năng lượng bề mặt. Những nghiên cứu năng lượng bề mặt của kim loại quý (Pt, Pd, Rh ) được chú trọng và quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Điển hình như những năm 1980, Imbihl and Demuth 7 có những tính toán và nghiên cứu về khả năng hấp thụ khí oxy trên bề mặt Pd{111} bằng phương pháp phổ tổn hao năng lượng điện tử với độ phân giải cao (high resolution electron energy loss spectroscopy, EELS) và bằng phương pháp nhiễu xạ electron năng lượng thấp (low energy electron diffraction, LEED). Xiong và cộng sự 8 đã chuẩn bị hai loại tinh thể nano Pd với các bề mặt khác nhau (hình 1) và họ đã xác minh được rằng bề mặt {100} Pd của các nano lập phương cho khả năng xúc tác với hiệu suất vượt trội so với {111} của Pd bát diện trong quá trình oxy hóa glucose. N. M. Markovic 9 và S. H. Sun 10 cũng đã chứng mình rằng Pt(100) có khả năng điện xúc tác cao hơn Pt(111) cho phản ứng oxi hóa khử (oxygen reduction reaction, ORR) trong dung dịch H 2 SO 4 sử dụng trong điện cực màng tế bào quang điện trao đổi proton (Proton exchange membrane fuel cell, PEMFCs). 11 Pt(100) đồng thời thể hiện khả năng chọn lọc khác cho phản ứng hyrogen TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

45 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 45 hóa12 vì vậy mà Pt lập phương kích thước nano các bước, gờ và kiểu với khả năng phản ứng với bề mặt {100} thẻ hiện hoạt tính xúc tác cao cao. Do đó, việc tổng hợp các tinh thể nano kim hơn nhiều lần so với các cấu trúc khác của Pt. loại với bề mặt có chỉ số cao là một con đường tiềm năng để tăng cường các hoạt động xúc tác của chúng.17 Ví dụ, Na Tian và cộng sự đã điều chế khối đa diện 24 mặt (tetrahexahedral, THH) hợp kim của Pd với bề mặt là các mặt chỉ số cao {10 3 0}, loại mà có khả năng xúc tác cao gấp 22 làn so với xúc tác thương mại Pd đen cho phản ứng oxy hóa axit formic tại 0 V.18 Họ cũng đồng thời tổng hợp được các tinh thể nano THH (hình 2) và các khối đa diện hình thang (trapezohedral, TPH) (hình 3) của hợp kim Pt-Rh bằng phương pháp sóng vuông.19 Hình 1. Ảnh TEM và HRTEM của Pd (a,c) lập phương và (b,d) bát diện. (e,f) Ảnh HRTEM của tinh thể nano Pd sau các phản ứng oxy hóa của glucose. (sao chép từ [8]) Hình 2. Ảnh TEM (a), mô hình SAED (b), Mô hình nguyên tử của mặt {830}(c), (d) Ảnh STEM và bản đồ nhiễu xạ nguyên tố của Pt và Rh trong tinh thể THH Pt Rh (sao chép từ [19]) 2. Điều chế các chất với bề mặt có chỉ số cao (High index facets) Hoạt tính và khả năng chọn lọc xúc tác của các tinh thể nano có thể được điều khiển bởi thành phần và hình dạng của chúng, thứ mà quyết định bởi sự sắp xếp nguyên tử bề mặt và phối trí Những nghiên cứu gần đây về các bề mặt đơn tinh thể của các khối kim loại quý cho thấy rằng các tinh thể kim loại quý kích thước nano với chỉ số bề mặt cao thường cho hoạt tính xúc tác cao hơn so với các bề mặt Hình 3. Ảnh TEM (a) và mô hình SAED (b), Mô thông thường như {111}, {100} và thậm chí là hình nguyên tử của mặt {311}(c), (d) Ảnh STEM {110}, bởi vì các bề mặt có chỉ số cao có mật độ và bản đồ nhiễu xạ nguyên tố của Pt và Rh cao của các nguyên tử có số phối trí thấp của trong tinh thể TPH Pt Rh.[ (sao chép từ [19]) ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

46 46 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tất cả các dạng THH, TPH của Pt và hợp kim Pt-Rh đều có khả năng xúc tác cao đối với phản ứng điện oxy hóa ethanol. Hình 4 mô tả đường CV của quá trình điện oxy hóa ethanol trên Pt-Rh THH, Pt-Rh TPH, PT THH, Pt TPH và chất xúc tác Pt/C. Dựa trên cường độ dòng điện cực đại, cho ta biết hoạt tính các cấu trúc theo thứ tự: Pt Rh TPH (4.19 ma.cm -2 ) > Pt Rh THH (3.27 ma.cm -2 ) > Pt TPH (2.90 ma.cm -2 ) > Pt THH (2.70 ma.cm -2 ) > Pt/C (0.66 ma.cm -2 ), ta thấy hoạt tính của Pt-Rh TPH cao gấp 6,3 lần của xúc tác Pt/C. 19 Hình 4. Đường CV của quá trình oxy hóa Ethanol trên Pt Rh THH, Pt Rh TPH, Pt THH, Pt TPH và xúc tác thương mại Pt/C ở 50 mv s -1 trong dung dịch 0.1 M ethanol M HClO 4. (sao chép từ [19]) Chun-Lun Lu đã thành công trong việc tổng hợp cấu trúc THH dị thể lõi-vỏ Au-Pd với Au lập phương nano sử dụng làm lõi (hình 5). Định hướng mạng tinh thể của Au lập phương kích thước nano phù hợp với các vỏ Pd. Các tinh thể nano cấu trúc THH với các bề mặt có chỉ số cao {730} đã được tìm thấy là tốt nhất cho các quá trình điện xúc tác của phản ứng oxy hóa ethanol và các phản ứng hữu cơ khác. 20 Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp thành công một số các tinh thể có hình dạng kỳ lạ như THH, trisoctahedron (TOH), truncated ditetragonal prism (TDP), bipyramid (BP), trapezohedron (TZH), 35 hexoctahedron (HOH), 36,37 and concave polyhedrons Tất cả các cấu trúc này đều đã được chứng minh là có hoạt tính xúc tác và độ chọn lọc cao. 3. Câ u tru c có thành phần lưỡng kim. Các nghiên cứu về cấu trúc nano lưỡng kim như: cấu trúc vương miện ngọc (crown-jewel structure), cấu trúc rỗng (hollow structure), cấu trúc dị thể (heterostructure), cấu trúc lõi-vỏ (core-shell structure), cấu trúc hợp kim (alloyed structure) và cấu trúc xốp (porous structure) đã tăng lên và ngày càng quan trọng trong những năm qua, bởi vì hiệu ứng tương tác bề mặt giữa hai kim loại đã hình thành các tính chất vật lý, hóa học mới là rất hữu ích cho các ứng dụng công nghệ cụ thể và thích hợp cho các ứng dụng trong xúc tác. 42 Điều này là do các thành phần khác nhau của các chất xúc tác, có một chức năng cụ thể trong cơ chế phản ứng tổng thể và các vật liệu lưỡng kim có thể cải thiện tính chất xúc tác của các chất xúc tác đơn kim loại ban đầu, tạo ra một tính chất mới. 42,43 Các báo cáo gần đây đã chứng minh rằng, Hình 5. (a) Ảnh SEM của tinh thể Au lập phương được sử du ng làm lõi. (b-d) ảnh SEM, TEM và ảnh HAADF-STEM của tinh thể THH Au-Pd lõi-vỏ. (e) dòng quét EDS và ảnh bản đồ nguyên tố của tinh thể THH Au-Pd lõi-vỏ. (f) Mô hình của tinh thể nano THH được nhìn theo các góc khác nhau. (sao chép từ [20]) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

47 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 47 cấu trúc nano của Pd có hoạt động điện xúc tác hiệu quả nếu chúng ta kết hợp kim loại khác vào các chất xúc tác Pd, chúng ta có thể cải thiện hoạt động xúc tác và chọn lọc cũng như cung cấp khả năng chống ngộ độc xúc tác. Ví dụ, D.W. Goodman và đồng nghiệp đã khẳng định rằng việc bổ sung Au vào Pd có thể tăng cường đáng kể hoạt động xúc tác của Pd tổng thể, chọn lọc, và sự ổn định cho quá trình aceton hóa của ethylene đến vinyl acetate (VA); 44 bằng cách sử dụng các phép đo giải hấp kết hợp với kính hiển vi ống độ phân giải cao, Sykes và các đồng nghiệp 45 đã mô tả quá trình giải hấp H 2 từ Cu (111), Pd (111) và Pd/Cu lần lượt xảy ra tại ~ 310 K, ~ 320 K và ~ 210 K. Những dữ liệu này cho thấy rằng các nguyên tử Pd bị cô lập trong một bề mặt Cu giảm đáng kể năng lượng hoạt hóa đối với cả sự hấp thu hydrogen và giải hấp từ bề mặt kim loại Cu và có thể là chất xúc tác nổi bật cho hydro chọn lọc của styrene và axetylen so với Cu hoạc Pd tinh khiết. Junhui He 46 đã tổng hợp các hạt nano Ag-Pd lưỡng kim trực tiếp trên các bản TiO 2 -gel siêu mỏng bằng một cách tiếp cận/giảm trao đổi ion từng bước. Các hoạt động xúc tác của các hạt nano Pd-trên-Ag cho phản ứng hydro hóa methyl acrylate là hơn 367 lần so với xúc tác Pd đen và cao hơn 1,6 lần hạt nano Pd đơn chất. Các ví dụ khác, Au@ Pd (1: 4), Pt@Pd (1: 4) và Pd-Pt dạng cànhđóng gói, Pd-Au hạt nano có hoạt tính xúc tác cao hơn so với hỗn hợp tương ứng của các hạt nano tinh khiết cho quá trình hydro hóa có chọn lọc các cycloocta-1,3-dien, 47,48 4-pentenoic acid, 49 allyl alcohol, 50,51 tương ứng. Điều tương tự cũng xảy ra khi bổ sung các kim loại khác vào Pt để làm thay đổi tính chất điện tử của chúng, và đã dẫn đến sự tăng cường đáng kể sự phân tách của liên kết C-C trong các phản ứng như MOR, ORR, phản ứng cracking, reforming trong ngành công nghiệp hóa dầu, trong ngành công nghiệp ôtô, và quá trình oxy hóa của các phân tử nhiên liệu trực tiếp trong các tế bào nhiên liệu Ví dụ, Wu tổng hợp loạt tinh thể nano Pt-M hợp kim (M = Co, Fe, Ni, Pd) với hình dạng khối và bát diện, và cho thấy rằng hoạt động điện xúc tác của tinh thể nano bát diện Pt-hợp kim cho ORR tốt hơn so với dạng khối tương ứng. 56 Xia và đồng nghiệp khẳng định rằng nano nhánh cây lưỡng kim Pd-Pt có hoạt tính xúc tác cho phản ứng oxy hóa khử (ORR) cao gấp 2,5 lần so với xúc tác thương mại Pt/C khi có khối lượng Pt tương đương và cao gấp 5 lần so với xúc tác lần đầu xúc tác Pt-đen. [57] Ngoài vật liệu nano lưỡng kim, 3 kim loại và các tinh thể nano đa kim loại cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới. 4. Câ u tru c sinh đôi (tinh thể đôi, tinh thể kết nghĩa). Tinh thể đôi là cấu trúc phổ biến rộng rãi trong tinh thể vật liệu có tự nhiên. Tinh thể đôi có thể hình thành do kết quả của sai sót gắn các nguyên tử hay phân tử lên một tinh thể đang phát triển do đó mà hai tinh thể xuất hiện đã được phát triển ra ngoài hoặc vào nhau. Quá trình hình thành và sắp xếp nguyên tử trong các tinh thể lập phương tâm mặt có thể trong ba lớp, ký hiệu là A, B, và C, dẫn đến một chuỗi phát triển đều đặn ABCABCABCABCA. Nếu các trung tâm lớp A của dãy này được theo sau bởi một lớp nguyên tử bị thất lạc giả sử lớp C sai, khi đó quá trình xếp được thực hiện theo thứ tự mới, do đó trình tự sẽ trở thành: ABCABCACBACBA. Bằng cách này, mạng tinh thể được nhân đôi ở lớp A trung tâm, đó là dễ dàng hơn để xem các trung tâm chữ A được thay thế bằng một đường thẳng đứng ( ) đại Hình 6. Ví du về đường ranh giới kết nghĩa (đường màu đỏ) a) đa kết nghĩa, b) đơn kết nghĩa ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

48 48 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI diện cho một chiếc gương hay mặt đôi (ranh giới sinh đôi): ABCABC CBACBA. Tính chất vật lý và hóa học của tinh thể đôi và tinh thể đơn là khác nhau, trong một các lĩnh vực, theo đặc điểm cấu trúc tương ứng của chúng, như là năng lượng bề mặt, đối xứng lưới, cấu trúc nội tại, các cấu trúc bề mặt, và tạo ra những thay đổi như: nhiệt độ nóng chảy, từ tính, chuyển đổi điện tử và phản ứng hóa học. Vì vậy, các hạt nano sinh đôi có nhiều ứng dụng tiềm năng bao gồm xúc tác, sinh học và thiết bị điện tử số. Gần đây, nhiều nghiên cứu về việc tổng hợp một cách có kiểm soát về hình dạng cũng như kích thước của các hạt với cấu trúc nano sinh đôi đã được công bố. Ví dụ, Au hạt đa tinh thể đôi (multiply twinned particles, MTPs) đã được tổng hợp có chọn lọc và hoạt động thấp hơn trong phản ứng hydro hóa một phần của aldehyt không bão hòa tạo ra các sản phẩm rượu allyl như mong muốn. 58 Yue Yu và đồng nghiệp đã tổng hợp được một cấu trúc mới của Au hình dạng như tấm khiên ở kích thước nano, các hạt Au với cấu trúc song sinh đơn và các mặt có chỉ số cao với sự cộng hưởng plasmon bề mặt (SPR) và các thuộc tính điện là khác nhau từ các loại hạt nano Au khác. Các hình ảnh TEM và HRTEM chỉ ra rằng các hạt nano Au như tấm khiên là {111} đơn song sinh được giới hạn bởi mặt chỉ số cao {331}. 59 Một trong những hình thái phổ biến của cấu trúc sinh đôi là icosahedron (khối 20 mặt), được báo cáo trong nhiều bài báo gần đây. Ví dụ, Keith P. Donegan và đồng nghiệp 60 đã tổng hợp thành công tinh thể Ni 20 mặt bằng phương pháp chiếu xạ vi sóng, sử dụng Ni(acac) 2 là tiền thân kim loại, trong khi natri formate và (HCOONa) trioctylphosphine oxit (TOPO) được sử dụng như là chất khử và các ligand mang, tương ứng. Các tinh thể Ni được tạo ra có tính chất sắt từ ở nhiệt độ phòng là tốt hơn so với khối Ni thông thường, với độ kháng từ lên đến 164 Oe và giá trị bão hòa từ tính lên đến 46 emu.g -1. Hình 7. (A): Ảnh TEM của một đơn tinh thể Ni 20 mặt. Các vùng trọn trong (A) được trình bày lại tại (B) và (D) trong khi vùng được chọn trong (B) được trình bày lại tại (C). FFT của tinh thể Ni được thể hiện trong hình nhỏ ở (D). (sao chép tại [60]) Hình 6. Ảnh TEM, SEM của tinh thể nano Au hình khiên. (sao chép từ [59]) Cuncheng Li và cộng sự 61 đã trình bày phương pháp polyol để tổng hợp kiểm soát Pd icosahedra thống nhất có tính chọn lọc cao. Các hạt nano icosahedral với số lượng lớn các cặp tinh thể đôi và các cạnh sắc nét trên bề mặt nên có hoạt động xúc tác cao, và được ứng dụng trong việc giảm nhiệt độ phản ứng của các chất TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

49 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 49 ô nhiễm trong ôtô, phản ứng hydro hóa, lưu trữ hydro, phản ứng hữu cơ và quang phổ tăng cường bề mặt. Mặt khác, các Pd 20 mặt có thể duy trì hoạt tính xúc tác cao của chúng ngay cả sau một số chu kỳ. Sự ổn định tuyệt vời của hạt nano Pd khi được lưu trữ trong không khí cho thấy icosahedra Pd tổng hợp bằng phương pháp này thực sự đạt được một cấu hình cân bằng nội tại. Hình 8. Ảnh TEM với độ phóng đại a) thấp và b) lớn, và c) ảnh FESEM của sự tổng hợp tinh thể nano Pd 20 mặt. hình nhỏ cho thấy mô hình minh họa cấu trúc khối 20 mặt. d) ảnh HRTEM của một tinh thể Pd 20 mặt. e) Ảnh HRTEM của một bề mặt của khối Pd 20 mặt và f) mô hình FFT tương ứng. (sao chép tại [61]) so với <100> mang lại hình thành nên các khối lập phương kích thước nano và sau đó với thời gian dài hơn sẽ hình thành các giá tám chân vì sự phát triển có chọn lọc theo hướng <111>, hình 9a. Hạt giống với một đường ranh giới song sinh theo mặt (111) tạo ra giá đỡ ba chân phẳng, hình 9b. Từ hạt có tinh thể kết nghĩa bậc 5 hoặc khối 10 mặt, một thanh nano ngắn với các mặt song sinh bậc 5 được hình thành, tương tự như quan sát thấy ở Au và Ag thành nano. Nếu sự phát triển dọc theo trục dài dừng lại, sau đó các nhánh có thể phát triển theo góc 30 từ trục dài của thanh kết nghĩa bậc năm, hình 5c. Với hạt nhân đa kết nghĩa khác bao gồm cả khối 20 mặt sẽ hình thành các cấu trúc giá đơn chân hoặc cấu trúc giá đa chân, hình 9d. Hình. 10 cho thấy hình ảnh HRTEM và các mô hình nhiễu xạ điện tử của các khu vực khác nhau của một giá đơn chân Pt 65 Trong trường hợp này, mặt (111) dọc theo đường gianh giới sinh đôi kéo dài trong cả thanh nano và các mô hình nhiễu xạ điện tử cũng phù hợp với định hướng phát triển mô phỏng. Ngoài ra, chúng ta có thể đề cập đến các báo cáo từ Tao Ling về tổng hợp hạt nano Fe 20 mặt dạng lập phương tâm mặt (face-centered cubic, fcc), 62 Kihyun Kwon tổng hợp các hạt nano Au 20 mặt có khả năng hoạt động cao với phổ tăng cường bề mặt tán xạ Raman, 63 Jianbo Wu tổng hợp các tinh thể nano 20 mặt dạng Pt-M (M = Au, Ni, Pd) với khả năng hoạt động điện xúc tác bằng phương pháp thủy luyện dựa trên chất khử là chất khí. 64 Một số hình thái khác của các cấu trúc tinh thể đôi đã được Yang và đồng nghiệp tổng hợp thành công: giá đơn chân, giá đỡ 2 chân, giá đỡ ba chân phẳng, và giá đỡ nhiều chân của Pt (Hình 9). 65,66 Hình dạng khác nhau có thể được hình thành bởi các số lỗi kép trong các hạt giống hoặc tinh thể lõi. Nếu không có mặt của các tinh thể sinh đôi, dạng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh dọc theo hướng <111> Hình 9: Các hình dạng khác nhau của tinh thể Pt được hình thành theo số mặt sinh đôi của tinh thể hạt giống: (a) Không, (b) một, (c) năm, and (d) đa. Thành tỷ lệ là 20nm đối với các ảnh không ghi tỷ lệ (sao chép tại [65]) ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

50 50 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Hoặc chúng ta có thể kể tới các báo cáo của Ying Dai, 67 Ana Sánchez-Iglesias, 68 Peng Jiang, 69 H. Hofmeister, 70 Changwook Kim, 71 Tao Ling, 72 tổng hợp các cấu trúc nano tetraleg octa-twin của ZnO, Au 10 mặt cấu kích thước nano, thanh nano Ag kết nghĩa bậc 5, dây nano Cu kết nghĩa bậc 5, thanh nano Fe tinh thể cấu trúc FCC kết nghĩa bậc 5, tương ứng. Hình 10. Thanh nano Pt phát triển từ một hạt tinh thể đa kết nghĩa: (a) ảnh TEM độ phân giải cao của lõi (trái), phần giữa (trung tâm), và phần đầu (bên phải); (b-d) mô hình nhiễu xạ của các khu vực được chọn của (b) toàn bộ and (c) vùng cánh tay của thanh nano, và (d) mô hình mô phỏng chồng dọc theo khu vực < 1 1 0> góc bằng 141. Hình nhỏ trong (b) thể hiện thanh nano nghiên cứu SAED. Khung tỷ lệ trong hình nhỏ là 50nm (sao chép tại [65]). III. KẾT LUẬN Qua đây ta thấy việc tạo các tinh thể nano có cấu trúc song sinh, lưỡng kim, năng lượng bề mặt cao hay bề mặt có chỉ số cao là một trong những phương pháp phổ biến và có tác dụng làm tăng cường khả năng chọn lọc xúc tác. Tuy nhiên hầu hết các báo cáo đều chỉ mới sử dụng một trong các phương pháp chứ chưa kết hợp được nhiều phương pháp để có thể tận dụng tối đa và tăng cường một cách đáng kể hoạt tính như tạo ra các tinh thể nano vừa có bề mặt năng lượng cao, lưỡng kim, cấu trúc lõi-vỏ vừa là tinh thể song sinh, đây là một hướng nghiên cứu tiềm năng cho linh vực nano với những hứa hẹn sẽ có những bước đột phá về mặt vật liệu trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. R.R. Barefoot, J.C. VanLoon, Anal. Chim. Acta 1996, 334, 5. [2]. H.A. Gasteiger, S.S. Kocha, B. Sompalli, F.T. Wagner, Appl.Catal. B: Environ. 2005, 56, 9. [3]. W. Lu, B.X. Mi, M.C.W. Chan, Z. Hui, C.M. Che, N.Y. Zhu, et al., J. Am. Chem. Soc. 2004, 126, [4]. J. Lipkowski, P.N. Ross, Electrocatalysis, Wiley-VCH, New York, [5]. Z. Peng, H. Yang, Nano Today, 2009, 4,143. [6]. L. Zhang, W. Niu, G. Xua, Nanotoday, 2012, 7, 568. [7]. R. Imbihl, J. E. Demuth, Surf. Sci., 1986, 173, 395 [8]. R. Long, K. Mao, X. Ye, W. Yan, Y. Huang, J. Wang, Y. Fu, X. Wang, X. Wu, Y. Xie, Y. Xiong, J. Am. Chem. Soc. 2013, 135, [9]. N. M. Markovic, H. A. Gasteiger, P. N. Ross Jr., J. Phys. Chem.1995, 99, [10]. C. Wang, H. Daimon, T. Onodera, T. Koda, S. Sun, Angew.Chem. 2008, 120, [11]. Y. Kang, X. Ye, C. B. Murray, Angew. Chem. Int. Ed., 2010, 49, 6156 [12]. K. M. Bratlie, H. Lee, K. Komvopoulos, P. Yang, G. A. Somorjai, Nano Lett., 2007, 7, [13]. Z. Y. Zhou, N. Tian, Z. Z. Huang, D. J. Chen, S. G. Sun, Faraday Discuss, 2009,140, 81. [14]. N. Tian, Z. Y. Zhou, S. G. Sun, J. Phys. Chem. C, 2008, 112, [15]. J. Solla-Gullon, F. J. Vidal-Iglesias, J. M. Feliu, Annu. Rep. Prog. Chem., Sect. C, 2011, 107, 263. [16]. Y. Xia, Y. J. Xiong, B. Lim, S. E. Skrabalak, Angew. Chem. Int. Ed., 2009, 48, 60. [17]. N. Tian, Z.-Y. Zhou, S.-G. Sun, Y. Ding, Z. L. Wang, Science 2007, 316, 732. [18]. Y. J. Deng, N. Tian, Z. Y. Zhou, R. Huang, Z. L. Liu, J. Xiao, S. G. Sun, Chem. Sci., 2012, 3, 1157 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

51 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 51 [19]. Faraday Discuss, 2013, 162, 77. [20]. C.-L. Lu, K. S. Prasad, H.-L. Wu, J. A. Ho, M. H. Huang, J. Am. Chem. Soc., 2010, 132, [21]. X. Huang, Z. Zhao, J. Fan, Y. Tan, N. Zheng, J. Am. Chem. Soc., 2011, 133, [22]. J. Zhang, C. Hou, H. Huang, L. Zhang, Z. Jiang, G. Chen, Y. Jia, Q. Kuang, Z. Xie, L. Zheng, Small 2013, 9, 538. [23]. M. Chen, B. Wu, J. Yang, N. Zheng, Adv. Mater., 2012, 24, 862. [24]. J. S. DuChene, W. Niu, J. M. Abendroth, Q. Sun, W. Zhao, F. Huo, W. D. Wei, Chem. Mater., 2013, 25, [25]. Y. Kang, J. B. Pyo, X. Ye, R. E. Diaz, T. R. Gordon, E. A. Stach, C. B. Murray, ACS Nano., 2013, 7, [26]. J. Sun, M. Guan, T. Shang, C. Gao, Z. Xu, J. Zhu, Crystal Growth & Design 2008, 8, [27]. J. Zeng, C. Zhu, J. Tao, M. Jin, H. Zhang, Z.-Y. Li, Y. Zhu, Y. Xia, Angew. Chem. Int. Ed., 2012, 51, [28]. Y. W. Lee, D. Kim, J. W. Hong, S. W. Kang, S. B. Lee, S. W. Han, Small 2013, 9, [29]. T. Wen, Z. Hu, W. Liu, H. Zhang, S. Hou, X. Hu, X. Wu, Langmuir 2012, 28, [30]. L. B. Rogers, D. P. Krause, J. C. Griess, D. B. Ehrlinger, J. Electrochem. Soc., 1949, 95, 33. [31]. N. Tian, Z.-Y. Zhou, S.-G. Sun, Y. Ding, Z. Lin Wang, Science 2007, 316, 732. [32]. D. Y. Kim, S. H. Im, O O. Park, Crystal Growth & Design 2010, 10, 3321 [33]. Z.-Y. Zhou, S.-J. Shang, N. Tian, B.-H. Wu, N.-F. Zheng, B.-B. Xu, C. Chen, H.- H. Wang, D.-M. Xiang, S.-G. Sun, Electrochem. Commun. 2012, 22, 61. [34]. H.-X. Liu, N. Tian, M. P. Brandon, Z.-Y. Zhou, J.-L. Lin, ACS Catal. 2012, 2, 708. [35]. E. Herrero, L. J. Buller, H. D. Abruña, Chem. Rev. 2001, 101, [36]. Y. Ma, Q. Kuang, Z. Jiang, Z. Xie, R. Huang, L. Zheng, Angew. Chem. Int. Ed., 2008, 47, [37]. L. Zhang, W. Niu, Z. Lic, G. Xu, Chem. Commun., 2011, 47, [38]. C.-L. Lu, K. S. Prasad, H.-L. Wu, J. A Ho, M. H. Huang, J. Am. Chem. Soc., 2010, 132, [39]. J. Zhang, L. Zhang, Y. Jia, G. Chen, X. Wang, Q. Kuang, Z. Xie, L. Zheng, Nano Res., 2012, 5, 618. [40]. T. T. Tran, X. Lu, J. Phys. Chem. C, 2011, 115, [41]. F. Lu, Y. Zhang, L. Zhang, Y. Zhang, J. X. Wang, R. R. Adzic, E. A. Stach, O. Gang, J. Am. Chem. Soc., 2011, 133, [42]. X. Liu, D. Wang, Y. Li, Nano Today 2012, 7, 448. [43]. N. Toshima, T. Yonezawa, New J. Chem., 1998, 22, [44]. M. Chen, D. Kumar, C.-W. Yi, D. W. Goodman Science, 2005, 310, 291 [45]. G. Kyriakou, M. B. Boucher, A. D. Jewell, E. A. Lewis, T. J. Lawton, A. E. Baber, H. L. Tierney, M. Flytzani-Stephanopoulos, E. C. H. Sykes, Science 2012, 335, [46]. J. He, I. Ichinose, T. Kunitake, A. Nakao, Y. Shiraishi, N. ToshimaJ. Am. Chem. Soc., 2003, 125, [47]. N. Toshima, M. Harada; Y. Yamazaki, K. Asakura J. Phys. Chem., 1992, 96, [48]. N. Toshlma, T. Yonezawa, K. Kushihashi, J. Chem. Soc., Faraday Trans., 1993, 89, [49]. Y. Mizukoshi, T. Fujimoto, Y. Nagata, R. Oshima, Y. Maeda, J. Phys. Chem. B 2000, 104, [50]. R. W. J. Scott, A. K. Datye, R. M. Crooks, J. Am. Chem. Soc. 2003, 125, [51]. R. W. J. Scott, O. M. Wilson, S.-K. Oh, E. A. Kenik, R. M. Crooks, J. Am. Chem. Soc. 2004, 126, [52]. J. De Souza, S. Queiroz, K. Bergamaski, E. Gonzalez, F. Nart, J. Phys. Chem. B, 2002,106, ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

52 52 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI [53]. F. Lima, E. Gonzalez, Electrochim. Acta., 2008, 53, [54]. Q. Yuan, Z. Y. Zhou, J. Zhuang, X. Wang, Chem. Mater., 2010, 22, [55]. A. C. Chen, P. Holt-Hindle, Chem. Rev., 2010, 110, 3767 [56]. J. Wu, A. Gross, H. Yang, Nano Lett. 2011, 11, 798. [57]. B. Lim, M. Jiang, P. H. C. Camargo, E. C. Cho, J. Tao, X. Lu, Y. Zhu, Y. Xia, Science, 2009, 324, [58]. C. Mohr, H. Hofmeister, P. Claus, J. Catal., 2003, 213, 86. [59]. Y. Yu, Q. Zhang, J. Xie, X. Lu, J. Y. Lee, Nanoscale, 2011, 3, [60]. K. P. Donegan, J. F. Godsell, J. M. Tobin, J. P. O Byrne, D. J. Otway, M. A. Morris, S. Roy, J. D. Holmes, CrystEngComm, 2011, 13, [61]. C. Li, R. Sato, M. Kanehara, H. Zeng, Y. Bando, T. Teranishi, Angew. Chem. Int. Ed., 2009, 48, [62]. T. Ling, L. Xie, J. Zhu, H. Yu, H. Ye, R. Yu, Z. Cheng, L. Liu, G. Yang, Z. Cheng, Y. Wang, X. Ma, Nano Letters, 2009, 9, [63]. K. Kwon, K. Y. Lee, M. Kim, Y. W. Lee, J. Heo, S. J. Ahn, S. W. Han, Chemical Physics Letters, 2006, 432, 209. [64]. J. Wu, L. Qi, H. You, A. Gross, J. Li, H. Yang, J. Am. Chem. Soc. 2012, 134, [65]. S. Maksimuk, X. Teng, H. Yang, J. Phys. Chem. C, 2007, 111, [66]. S. Maksimuk, X.W. Teng, H. Yang, Phys. Chem. Chem. Phys., 2006, 8, [67]. Y. Dai, Y. Zhang, Z. L. Wang, Solid State Communications, 2003, 126, 629. [68]. A. Sánchez-Iglesias, I. Pastoriza-Santos, J. Pérez-Juste, B. Rodríguez-González, F. J. García de Abajo, L. M. Liz-Marzán, Adv. Mater. 2006, 18, [69]. P. Jiang, J.-J. Zhou, R. Li, Z.-L. Wang, S.- S. Xie, Nanotechnology, 2006, 17, [70]. H. Hofmeister, S.A. Nepijko, D.N. Ievlev, W. Schulze, G. Ertl, Journal of Crystal Growth, 2002, 234, 773. [71]. C. Kim,W. Gu, M. Briceno, I. M. Robertson, H. Choi, K. Kim, Adv. Mater., 2008, 20, [72]. T. Ling, H. Yu, X. Liu, Z. Shen, J. Zhu, Crystal Growth & Design, 2008, 8, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 02 NĂM 2015

53 THÔNG BÁO Xét tuyển bổ sung Đại học, Cao đẳng hệ chính quy đợt 3 năm 2015 (từ ngày 25/9/2015 đến 15/10/2015) 1. Chỉ tiêu xét tuyển bổ sung: - Trình độ đại học: 500 chỉ tiêu. - Trình độ cao đẳng: 150 chỉ tiêu. 2. Hình thức và điê u kiện xét: * Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia Thí sinh có tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển đạt được như sau: Ghi chú: Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ được xét tuyển với kết quả thi (tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn 1.0 điểm. * Xét tuyển dựa vào kết quả học tập học bạ các thí sinh tốt nghiệp THPT: Ghi chú: Thí sinh có tổng điểm 3 môn học của tổ hợp dùng để xét tuyển của 2 học kỳ lớp 12 đạt từ 36.0 điểm trở lên đối với thí sinh xét tuyển hệ Đại học, đạt từ 33.0 điểm trở lên đối với thí sinh xét tuyển hệ Cao đẳng (Chưa cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực) và hạnh kiểm năm lớp 12 đạt loại khá trở lên (kể cả các thí sinh tốt nghiệp năm 2014 về trước). Đối tượng KV3 KV2 KV2NT KV1 TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 01, 02, 03, , 06, Học sinh phổ thông TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 01, 02, 03, , 06, Học sinh phổ thông Hồ sơ và thời gian xét tuyển 3.1. Đối tượng xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia - Phiếu đăng ký xét tuyển; - Bản chính giấy chứng nhận kết quả thi xét tuyển nguyện vọng bổ sung; - 01 Phong bì dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận. + Thời gian xét tuyển: Từ ngày 25/9/2015 đến 15/10/ Đối tượng xét tuyển dựa vào kết quả học tập học bạ các thí sinh tốt nghiệp THPT - Phiếu đăng ký xét tuyển; - Học bạ THPT (phô tô công chứng); - Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng); - Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có); - 02 Phong bì dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận. + Thời gian xét tuyển: Từ ngày 25/9/2015 đến 15/10/2015. *) Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ xét tuyển: +) Cơ sở Việt Trì: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, TP.Việt Trì, Phú Thọ. +) Cơ sở Lâm Thao: xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. +) Cơ sở tại TP.Hà Nội: Nhà trường tổ chức thu nhận hồ sơ tại TP.Hà Nội ở 4 địa điểm sau: 1. Trường CĐ Công Thương Hà Nội, 54A1, đường Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: hoặc Trường CĐ Công nghiệp In (Phòng số 1 đối diện ký túc xá nhà trường), Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Điện thoại liên hệ: Trường TC Thái Nguyên, Số 169, đường Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

54 4. Trường phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội (Phòng 105), đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội *) Địa điểm nhập học và học tập: Phường Tiên Cát, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Mọi chi tiết liên quan đến công tác tuyển sinh xin liên hệ: Phòng Tuyển sinh và Quan hệ với doanh nghiệp Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, điện thoại: , hoặc xem trên website: 4. Các ngành đào tạo và tổ hợp các môn xét tuyển Các ngành đào tạo đại học: Ngành học Mã Ngành Tổ hợp các môn xét tuyển 1. Ngành Hóa học D Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học D Ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường D Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí D Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử D Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển, Tự động hóa D Ngành Công nghệ thông tin D Ngành Công nghệ sinh học D Ngành Kế toán D Ngành Quản trị Kinh doanh D Ngành Ngôn ngữ Anh D Các ngành đào tạo cao đẳng: 1. Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học C Ngành Công nghệ Vật liệu C Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử C Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử C Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí C Ngành Công nghệ KT Vật liệu Xây dựng C Ngành Công nghệ Thông tin C Ngành Kế toán C Ngành Tài chính Ngân hàng C Ngành Quản trị Kinh doanh C Việt Nam học C Toán, Lý, Hóa; - Toán, Lý, Anh; - Toán, Hóa, Sinh; - Toán, Văn, Anh - Toán, Văn, Anh; - Văn, Anh, Sử. - Toán, Lý, Hóa; - Toán, Lý, Anh; - Toán, Hóa, Sinh; - Toán, Văn, Anh. - Văn, Sử, Địa; - Văn, Sử, Toán; - Anh, Sử, Toán; - Toán, Văn, Anh.

55 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG Giao lưu với đoàn Cán bộ, sinh viên trường Đại học DONGSHIN - Hàn Quốc Hội đồng nghiệm thu Đề tài khoa học cấp Trường Giao lưu Văn nghệ - Thể thao với đơn vị Z121 - Bộ Quốc Phòng Chung kết cuộc thi Nữ sinh thanh lịch - Miss VUI 2015 trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Khai mạc giải bóng đá Nam sinh viên trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 2015 Chương trình Tiếp sức mùa thi Phát suất ăn miễn phí của Ban nữ công trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

56

Một phân tích giữa các kỹ thuật trong dự đoán kết quả học tập Nguyễn Thái Nghe 1, Paul Janecek 2, Peter Haddawy 3

Một phân tích giữa các kỹ thuật trong dự đoán kết quả học tập Nguyễn Thái Nghe 1, Paul Janecek 2, Peter Haddawy 3 Một phân tích giữa các kỹ thuật trong dự đoán kết quả học tập Nguyễn Thái Nghe 1, Paul Janecek 2, Peter Haddawy 3 Tóm tắt Bài viết này so sánh độ chính xác giữa giải thuật cây quyết định (Decision Tree)

More information

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO TRÌNH PHẦN III NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO TRÌNH PHẦN III NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ------------ ------------ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NHẬP MÔN TIN HỌC PHẦN III NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -2 Giảng viên: ĐÀO TĂNG KIỆM Bộ môn : TIN HỌC XÂY DỰNG

More information

PHƯƠNG PHÁP SIXFRAME

PHƯƠNG PHÁP SIXFRAME TIN SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Introduction to Bioinformatics) PGS.TS. Trần Văn Lăng Email: langtv@vast.vn Chương 4: PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ DNA Assoc. Prof. Tran Van Lang, PhD, VIETNAM ACADEMY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

More information

Higher Education Accreditation in Vietnam and the U.S.: In Pursuit of Quality

Higher Education Accreditation in Vietnam and the U.S.: In Pursuit of Quality Higher Education Accreditation in Vietnam and the U.S.: In Pursuit of Quality OLIVER, Diane E. Texas Tech University NGUYEN, Kim Dung Center for Higher Education Research and Accreditation, Institute for

More information

HIGHER EDUCATION IN VIETNAM UPDATE MAY 2004

HIGHER EDUCATION IN VIETNAM UPDATE MAY 2004 HIGHER EDUCATION IN VIETNAM UPDATE MAY 2004 PREPARED BY IIE VIETNAM Institute of International Education Tung Shing Square 2 Ngo Quyen, Suite 505 Hanoi, Vietnam Tel: (84-4) 935-0412 Fax: (84-4) 935-0418

More information

Double Master Degrees in International Economics and Development

Double Master Degrees in International Economics and Development Double Master Degrees in International Economics and Development I. Recruitment condition The admissions procedure is open to all students who meet the following conditions: - Condition of diploma: + Candidates

More information

Developing Autonomy in an East Asian Classroom: from Policy to Practice

Developing Autonomy in an East Asian Classroom: from Policy to Practice DOI: 10.7763/IPEDR. 2013. V68. 2 Developing Autonomy in an East Asian Classroom: from Policy to Practice Thao Thi Thanh PHAN Thanhdo University Hanoi Vietnam Queensland University of Technology Brisbane

More information

Curriculum Vitae. Jonathan D. London. Assistant Professor of Sociology, City University of Hong Kong, January 2008-

Curriculum Vitae. Jonathan D. London. Assistant Professor of Sociology, City University of Hong Kong, January 2008- Curriculum Vitae Jonathan D. London Present Appointments Assistant Professor of Sociology, City University of Hong Kong, January 2008- Programme Leader, MSc Development Studies, City University of Hong

More information

TOEIC LC 1000: A? (Korean Edition)

TOEIC LC 1000: A? (Korean Edition) TOEIC LC 1000: A? (Korean Edition) If you are searching for the ebook TOEIC LC 1000: A? (Korean edition) in pdf form, then you've come to right site. We furnish the utter variation of this book in PDF,

More information

Building a Semantic Role Labelling System for Vietnamese

Building a Semantic Role Labelling System for Vietnamese Building a emantic Role Labelling ystem for Vietnamese Thai-Hoang Pham FPT University hoangpt@fpt.edu.vn Xuan-Khoai Pham FPT University khoaipxse02933@fpt.edu.vn Phuong Le-Hong Hanoi University of cience

More information

OF CHILDREN WITH DISABILITIES

OF CHILDREN WITH DISABILITIES MINNISTRY OF EDUCATION AND TRAINING READINESS FOR EDUCATION OF CHILDREN WITH DISABILITIES IN EIGHT PROVINCES OF VIET NAM 2015 REPORT READINESS FOR EDUCATION OF CHILDREN WITH DISABILITIES IN EIGHT PROVINCES

More information

CATALOG. Educating Tomorrow s Missionaries. A Roman Catholic College Seminary owned and operated by the Society of the Divine Word

CATALOG. Educating Tomorrow s Missionaries. A Roman Catholic College Seminary owned and operated by the Society of the Divine Word 2010-20130 CATALOG Educating Tomorrow s Missionaries A Roman Catholic College Seminary owned and operated by the Society of the Divine Word Updated July, 2011 EPWORTH, IOWA 52045-0380 Divine Word College

More information

Cultural Diversity in English Language Teaching: Learners Voices

Cultural Diversity in English Language Teaching: Learners Voices English Language Teaching; Vol. 6, No. 4; 2013 ISSN 1916-4742 E-ISSN 1916-4750 Published by Canadian Center of Science and Education Cultural Diversity in English Language Teaching: Learners Voices 1 The

More information

Exemplar for Internal Achievement Standard French Level 1

Exemplar for Internal Achievement Standard French Level 1 Exemplar for internal assessment resource French for Achievement Standard 90882 Exemplar for Internal Achievement Standard French Level 1 This exemplar supports assessment against: Achievement Standard

More information

CAVE LANGUAGES KS2 SCHEME OF WORK LANGUAGE OVERVIEW. YEAR 3 Stage 1 Lessons 1-30

CAVE LANGUAGES KS2 SCHEME OF WORK LANGUAGE OVERVIEW. YEAR 3 Stage 1 Lessons 1-30 CAVE LANGUAGES KS2 SCHEME OF WORK LANGUAGE OVERVIEW AUTUMN TERM Stage 1 Lessons 1-8 Christmas lessons 1-4 LANGUAGE CONTENT Greetings Classroom commands listening/speaking Feelings question/answer 5 colours-recognition

More information

1. Share the following information with your partner. Spell each name to your partner. Change roles. One object in the classroom:

1. Share the following information with your partner. Spell each name to your partner. Change roles. One object in the classroom: French 1A Final Examination Study Guide January 2015 Montgomery County Public Schools Name: Before you begin working on the study guide, organize your notes and vocabulary lists from semester A. Refer

More information

Jack Jilly can play. 1. Can Jack play? 2. Can Jilly play? 3. Jack can play. 4. Jilly can play. 5. Play, Jack, play! 6. Play, Jilly, play!

Jack Jilly can play. 1. Can Jack play? 2. Can Jilly play? 3. Jack can play. 4. Jilly can play. 5. Play, Jack, play! 6. Play, Jilly, play! Dr. Cupp Readers & Journal Writers Name Date Page A. Fluency and Comprehension New Sight Words Students should practice reading pages -. These pages contain words that they should automatically recognize,

More information

Processes of Professionalization of Teachers as the Technology of Education Quality Management

Processes of Professionalization of Teachers as the Technology of Education Quality Management Journal of Siberian Federal University. Humanities & Social Sciences 11 (2012 5) 1671-1684 ~ ~ ~ УДК 371.255 Processes of Professionalization of Teachers as the Technology of Education Quality Management

More information

September 8, 2017 Asia Pacific Health Promotion Capacity Building Forum

September 8, 2017 Asia Pacific Health Promotion Capacity Building Forum 版本資訊 :V23.1-0828 September 8, 2017 Asia Pacific Forum Time Programs 08:00-09:00 Registration 09:00-09:25 Opening Remarks 09:25-09:40 Group Photo 09:40-12:20 Theme Speeches(Morning) APACPH, Taiwan, Singapore,

More information

Task-Based Language Teaching: An Insight into Teacher Practice

Task-Based Language Teaching: An Insight into Teacher Practice International Journal of Education, Culture and Society 2017; 2(4): 126-131 http://www.sciencepublishinggroup.com/j/ijecs doi: 10.11648/j.ijecs.20170204.14 ISSN: 2575-3460 (Print); ISSN: 2575-3363 (Online)

More information

International Research Attachment Programmes (i-rap) Presented by Valerie Wan

International Research Attachment Programmes (i-rap) Presented by Valerie Wan International Research Attachment Programmes (i-rap) Presented by Valerie Wan International Relations Office (IRO) Our Mission: Foster closer international partnerships for transformative global engagement

More information

Bachelor of Science (Hons) in Banking and Finance Awarded by Bangor University, UK No. Module Lecturer Highest

Bachelor of Science (Hons) in Banking and Finance Awarded by Bangor University, UK No. Module Lecturer Highest Bachelor of in Banking and Finance Awarded by Bangor, UK No. Module Lecturer Highest 1. Introduction to and Tricia Ang Allan Kwok Chee Seng Shareef Jaffar Dr Wilson Loh Wee Seng 2. Learning Skills Mohamed

More information

CFAN 3504 Vertebrate Research Design and Field Survey Techniques

CFAN 3504 Vertebrate Research Design and Field Survey Techniques Syllabus Thailand International Field Course: December 27 2016 / 15 January 2017 CFAN 3504 Vertebrate Research Design and Field Survey Techniques 1. COURSE DESCRIPTION This course provides participants

More information

Conversions among Fractions, Decimals, and Percents

Conversions among Fractions, Decimals, and Percents Conversions among Fractions, Decimals, and Percents Objectives To reinforce the use of a data table; and to reinforce renaming fractions as percents using a calculator and renaming decimals as percents.

More information

Why Is the Chinese Curriculum Difficult for Immigrants Children from Southeast Asia

Why Is the Chinese Curriculum Difficult for Immigrants Children from Southeast Asia Why Is the Chinese Curriculum Difficult for Immigrants Children from Southeast Asia Chiu-Jung Chen 1,* 1 Department of E-Learning, Design and Management, National Chia-yi University, Taiwan *Correspondence:

More information

Education: Setting the Stage. Abhijit V. Banerjee and Esther Duflo Lecture , Spring 2011

Education: Setting the Stage. Abhijit V. Banerjee and Esther Duflo Lecture , Spring 2011 Education: Setting the Stage Abhijit V. Banerjee and Esther Duflo Lecture 9 14.73, Spring 2011 1 Educating Yaprak The story of a kurdish girl who goes to boarding school after education is made compulsory

More information

Detecting English-French Cognates Using Orthographic Edit Distance

Detecting English-French Cognates Using Orthographic Edit Distance Detecting English-French Cognates Using Orthographic Edit Distance Qiongkai Xu 1,2, Albert Chen 1, Chang i 1 1 The Australian National University, College of Engineering and Computer Science 2 National

More information

ARTICULATION AGREEMENT

ARTICULATION AGREEMENT ARTICULATION AGREEMENT between Associate of Sciences in Engineering Technologies and The Catholic University of America School of Engineering Bachelor of Science with Majors in: Biomedical Engineering

More information

GRAMMATICAL MORPHEME ACQUISITION: AN ANALYSIS OF AN EFL LEARNER S LANGUAGE SAMPLES *

GRAMMATICAL MORPHEME ACQUISITION: AN ANALYSIS OF AN EFL LEARNER S LANGUAGE SAMPLES * Volume 8 No. 1, Februari 2008 : 22-37 GRAMMATICAL MORPHEME ACQUISITION: AN ANALYSIS OF AN EFL LEARNER S LANGUAGE SAMPLES * Paulus Widiatmoko Duta Wacana Christian University Jl. Dr. Wahidin Sudirohusodo

More information

Theme 5. THEME 5: Let s Count!

Theme 5. THEME 5: Let s Count! Theme 5 140 EXTRA SUPPORT LESSONS FOR Let s Count! 141 WEEK 1 SKILL FOCUS: PHONEMIC AWARENESS Blending Phonemes 15 20 MINUTES Objectives blend phonemes identify and say the /p/ sound Materials Picture

More information

HARVARD GLOBAL UPDATE. October 1-2, 2014

HARVARD GLOBAL UPDATE. October 1-2, 2014 HARVARD GLOBAL UPDATE October 1-2, 2014 All photos are part of the Office of International Education s annual photography contest and were taken by Harvard undergraduates engaged in study, work, internship,

More information

Direct and Indirect Passives in East Asian. C.-T. James Huang Harvard University

Direct and Indirect Passives in East Asian. C.-T. James Huang Harvard University Direct and Indirect Passives in East Asian C.-T. James Huang Harvard University 8.20-22.2002 I. Direct and Indirect Passives (1) Direct (as in 2a) Passive Inclusive (as in 2b) Indirect Exclusive (Adversative,

More information

The city Light Rail Transit (LRT) network connects the College to all suburban areas of KL.

The city Light Rail Transit (LRT) network connects the College to all suburban areas of KL. The HELP College of Arts and Technology (HELP CAT) campus at Fraser Business Park, Sungai Besi, is part of the multi-campus development of the HELP Group. Located within the city of Kuala Lumpur (KL),

More information

SYRACUSE UNIVERSITY and BELLEVUE COLLEGE

SYRACUSE UNIVERSITY and BELLEVUE COLLEGE SYRACUSE UNIVERSITY and BELLEVUE COLLEGE Introduction This articulation agreement is developed as a tool for advisement to assist in the transferability of comparable coursework from Bellevue College to

More information

J j W w. Write. Name. Max Takes the Train. Handwriting Letters Jj, Ww: Words with j, w 321

J j W w. Write. Name. Max Takes the Train. Handwriting Letters Jj, Ww: Words with j, w 321 Write J j W w Jen Will Directions Have children write a row of each letter and then write the words. Home Activity Ask your child to write each letter and tell you how to make the letter. Handwriting Letters

More information

LogiGear MAGAZINE THE EXPLORATORY TESTING ISSUE

LogiGear MAGAZINE THE EXPLORATORY TESTING ISSUE DEDICATED TO SHOWCASING NEW TECHNOLOGY AND WORLD LEADERS IN SOFTWARE TESTING LogiGear MAGAZINE THE EXPLORATORY TESTING ISSUE FEATURE Beware of the Lotus Eaters: Exploratory Testing By Anne-Marie Charrett

More information

5.7 Country case study: Vietnam

5.7 Country case study: Vietnam 5.7 Country case study: Vietnam Author Nguyen Xuan Hung, Secretary, Vietnam Pharmaceutical Association, xuanhung29@vnn.vn Summary Pharmacy workforce development has only taken place over the last two decades

More information

Students Understanding of Graphical Vector Addition in One and Two Dimensions

Students Understanding of Graphical Vector Addition in One and Two Dimensions Eurasian J. Phys. Chem. Educ., 3(2):102-111, 2011 journal homepage: http://www.eurasianjournals.com/index.php/ejpce Students Understanding of Graphical Vector Addition in One and Two Dimensions Umporn

More information

Main Category. S/No. Name School Medal

Main Category. S/No. Name School Medal Main Category S/No. Name School Medal 1 TAN RUN XIAN Hwa Chong Institution 2 LI XUANJI NUS High School of Math & Science 3 TAN ZONG XUAN NUS High School of Math & Science 4 TAN PING LIANG NUS High School

More information

Product Feature-based Ratings foropinionsummarization of E-Commerce Feedback Comments

Product Feature-based Ratings foropinionsummarization of E-Commerce Feedback Comments Product Feature-based Ratings foropinionsummarization of E-Commerce Feedback Comments Vijayshri Ramkrishna Ingale PG Student, Department of Computer Engineering JSPM s Imperial College of Engineering &

More information

PIRLS 2006 ASSESSMENT FRAMEWORK AND SPECIFICATIONS TIMSS & PIRLS. 2nd Edition. Progress in International Reading Literacy Study.

PIRLS 2006 ASSESSMENT FRAMEWORK AND SPECIFICATIONS TIMSS & PIRLS. 2nd Edition. Progress in International Reading Literacy Study. PIRLS 2006 ASSESSMENT FRAMEWORK AND SPECIFICATIONS Progress in International Reading Literacy Study 2nd Edition February 2006 Ina V.S. Mullis Ann M. Kennedy Michael O. Martin Marian Sainsbury TIMSS & PIRLS

More information

James H. Williams, Ed.D. CICE, Hiroshima University George Washington University August 2, 2012

James H. Williams, Ed.D. CICE, Hiroshima University George Washington University August 2, 2012 James H. Williams, Ed.D. jhw@gwu.edu CICE, Hiroshima University George Washington University August 2, 2012 Very poor country, but rapidly growing economy Access has improved, especially at primary Lower

More information

AP Chemistry

AP Chemistry AP Chemistry 2016-2017 Welcome to AP Chemistry! I am so excited to have you in this course next year! To get geared up for the class, there are some things that you need to do this summer. None of it is

More information

E-Teaching Materials as the Means to Improve Humanities Teaching Proficiency in the Context of Education Informatization

E-Teaching Materials as the Means to Improve Humanities Teaching Proficiency in the Context of Education Informatization International Journal of Environmental & Science Education, 2016, 11(4), 433-442 E-Teaching Materials as the Means to Improve Humanities Teaching Proficiency in the Context of Education Informatization

More information

FY year and 3-year Cohort Default Rates by State and Level and Control of Institution

FY year and 3-year Cohort Default Rates by State and Level and Control of Institution Student Aid Policy Analysis FY2007 2-year and 3-year Cohort Default Rates by State and Level and Control of Institution Mark Kantrowitz Publisher of FinAid.org and FastWeb.com January 5, 2010 EXECUTIVE

More information

Guidelines and additional provisions for the PhD Programmes at VID Specialized University

Guidelines and additional provisions for the PhD Programmes at VID Specialized University Guidelines and additional provisions for the PhD Programmes at VID Specialized University PART 1. INTRODUCTORY PROVISIONS These guidelines are additional provisions to the Regulation of 11 December 2015

More information

APPLICATION PROCEDURES

APPLICATION PROCEDURES UW-College to UW-Green Bay Transfer Guide CHEMISTRY MAJOR This transfer guide is advisory in nature and subject to change. You should always consult with an academic advisor for the most accurate information.

More information

- INFORMATION TECHNOLOGIES AND TELECOMMUNICATION

- INFORMATION TECHNOLOGIES AND TELECOMMUNICATION 48 - INFORMATION TECHNOLOGIES AND TELECOMMUNICATION 621.391: 004.522 DOI 10.18413/2518-1092-2016-1-1-48-57.... 1)....,.,. 31,., 603155,. e-mail: romangamma@mail.ru 2),, - «,.,.6,.,., 607186,. e-mail: dim010307@yandex.ru..

More information

International Journal of Informative & Futuristic Research ISSN (Online):

International Journal of Informative & Futuristic Research ISSN (Online): Research Paper Volume 2 Issue 5 January 2015 International Journal of Informative & Futuristic Research ISSN (Online): 2347-1697 Structure Of Manipuri Pronouns Paper ID IJIFR/ V2/ E5/ 041 Page No. 1335-1344

More information

SUMMARY ON JEE (ADVANCED) [KANPUR ZONE] P Gupta & R N Sen Gupta

SUMMARY ON JEE (ADVANCED) [KANPUR ZONE] P Gupta & R N Sen Gupta SUMMARY ON JEE (ADVANCED)- 2013 [KANPUR ZONE] P Gupta & R N Sen Gupta Admission Policy Eligibility Criteria: Top 1,50,000 candidates, from all categories, based on their JEE(Main) scores Admission Criteria:

More information

Task Tolerance of MT Output in Integrated Text Processes

Task Tolerance of MT Output in Integrated Text Processes Task Tolerance of MT Output in Integrated Text Processes John S. White, Jennifer B. Doyon, and Susan W. Talbott Litton PRC 1500 PRC Drive McLean, VA 22102, USA {white_john, doyon jennifer, talbott_susan}@prc.com

More information

Selling Skills. Tailored to Your Needs. Consultants & trainers in sales, presentations, negotiations and influence

Selling Skills. Tailored to Your Needs. Consultants & trainers in sales, presentations, negotiations and influence Tailored to Your Needs Consultants & trainers in sales, presentations, negotiations and influence helping your client succeed Product pushers. Floggers. They are everywhere and they are known by many names,

More information

Erin M. Evans PhD Candidate Department of Sociology University of California, Irvine

Erin M. Evans PhD Candidate Department of Sociology University of California, Irvine Erin M. Evans PhD Candidate emevans@uci.edu www.emevans.com Education Ph.D. Candidate, Sociology Department, University of California at Irvine, 2016. Dissertation: Taking Root: Animal Advocacy and the

More information

Your web browser (Safari 7) is out of date. For more security, comfort and the best experience on this site: Update your browser Ignore

Your web browser (Safari 7) is out of date. For more security, comfort and the best experience on this site: Update your browser Ignore Your web browser (Safari 7) is out of date. For more security, comfort and the best experience on this site: Update your browser Ignore Activityengage Educator Version FO O D W EB FU N How do tiger sharks

More information

Ideas for Intercultural Education

Ideas for Intercultural Education Ideas for Intercultural Education Ideas for Intercultural Education Simon Marginson and Erlenawati Sawir ideas for intercultural education Copyright Simon Marginson and Erlenawati Sawir, 2012 Softcover

More information

CSU East Bay EAP Breakfast. CSU Office of the Chancellor Student Academic Services Lourdes Kulju Academic Outreach and Early Assessment

CSU East Bay EAP Breakfast. CSU Office of the Chancellor Student Academic Services Lourdes Kulju Academic Outreach and Early Assessment CSU East Bay EAP Breakfast CSU Office of the Chancellor Student Academic Services Lourdes Kulju Academic Outreach and Early Assessment 2015 CAASPP EAP Testing 3.2 million students tested in grades 3-11.

More information

Noun incorporation in Sora: A case for incorporation as morphological merger TLS: 19 February Introduction.

Noun incorporation in Sora: A case for incorporation as morphological merger TLS: 19 February Introduction. 0 ntroduction oun incorporation is the process by which a noun becomes part of a verb stem. ncorporation. As head movement () a. ñen kina-n ñam-t-aj tiger-n seize-npst-sbj will seize the tiger b. ñen ñam-kit-te-n-aj

More information

Scientific Inquiry Test Questions

Scientific Inquiry Test Questions Test Questions Free PDF ebook Download: Test Questions Download or Read Online ebook scientific inquiry test questions in PDF Format From The Best User Guide Database Understandings about scientific inquiry

More information

for appointment as Lecturer in Functional/Clinical Anatomy (Confirmation Path) DEPARTMENT OF ANATOMY OTAGO SCHOOL OF MEDICAL SCIENCES

for appointment as Lecturer in Functional/Clinical Anatomy (Confirmation Path) DEPARTMENT OF ANATOMY OTAGO SCHOOL OF MEDICAL SCIENCES 1200415 INFORMATION FOR CANDIDATES for appointment as Lecturer in Functional/Clinical Anatomy (Confirmation Path) DEPARTMENT OF ANATOMY OTAGO SCHOOL OF MEDICAL SCIENCES THE DEPARTMENT'S CONTEXT The origins

More information

FACULTY OF ARTS. Division of Anthropology. Programme. Admission Requirements. Additional Application Information. Fields of Specialization

FACULTY OF ARTS. Division of Anthropology. Programme. Admission Requirements. Additional Application Information. Fields of Specialization FACULTY OF ARTS Division of Anthropology MPhil in Anthropology / PhD in Anthropology MPhil in Anthropology It normally takes two years (full-time) to complete 28 units. Students must also pass a General

More information

SELECCIÓN DE CURSOS CAMPUS CIUDAD DE MÉXICO. Instructions for Course Selection

SELECCIÓN DE CURSOS CAMPUS CIUDAD DE MÉXICO. Instructions for Course Selection Instructions for Course Selection INSTRUCTIONS FOR COURSE SELECTION 1. Open the following link: https://prd28pi01.itesm.mx/recepcion/studyinmexico?ln=en 2. Click on the buttom: continue 3. Choose your

More information

COSI Meet the Majors Fall 17. Prof. Mitch Cherniack Undergraduate Advising Head (UAH), COSI Fall '17: Instructor COSI 29a

COSI Meet the Majors Fall 17. Prof. Mitch Cherniack Undergraduate Advising Head (UAH), COSI Fall '17: Instructor COSI 29a COSI Meet the Majors Fall 17 Prof. Mitch Cherniack Undergraduate Advising Head (UAH), COSI Fall '17: Instructor COSI 29a Agenda Resources Available To You When You Have Questions COSI Courses, Majors and

More information

Regional Training of Facilitators

Regional Training of Facilitators Regional Training of Facilitators Strengthening Forest Tenure Systems and Governance Training Report Report prepared by Reymondo Caraan TABLE OF CONTENTS 1. INTRODUCTION 1 2. OBJECTIVES 2 3. COMPOSITION

More information

Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER Publishing, Rome-Italy

Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER Publishing, Rome-Italy A Model of Technical University Students Creative-Project Activities Systemic Commitment to Their Self-Development and the Experimental Verification of Its Effectiveness Doi:10.5901/mjss.2015.v6n2s3p120

More information

Building International Partnerships: In quest of a more creative exchange of students

Building International Partnerships: In quest of a more creative exchange of students The 4 th University Administrators Workshop Building International Partnerships: In quest of a more creative exchange of students February 12-13, 2009 Kyoto Kyoto University Preface Kyoto University held

More information

SPECIAL ARTICLES Pharmacy Education in Vietnam

SPECIAL ARTICLES Pharmacy Education in Vietnam American Journal of Pharmaceutical Eucation 2013; 77 (6) Article 114. SPECIAL ARTICLES Pharmacy Eucation in Vietnam Thi-Ha Vo, MSc, a,b Pierrick Beouch, PharmD, PhD, b,c Thi-Hoai Nguyen, PhD, a Thi-Lien-Huong

More information

The Federation of Medical Societies of Hong Kong. Minutes of the 116th Council Meeting

The Federation of Medical Societies of Hong Kong. Minutes of the 116th Council Meeting The Federation of Medical Societies of Hong Kong Minutes of the 116th Council Meeting Date Time Venue : 20 Aug. 2015 (Thursday) : 8:00 pm : Council Chamber The Federation of Medical Societies of Hong Kong

More information

(English translation)

(English translation) Public selection for admission to the Two-Year Master s Degree in INTERNATIONAL SECURITY STUDIES STUDI SULLA SICUREZZA INTERNAZIONALE (MISS) Academic year 2017/18 (English translation) The only binding

More information

PRESENT TITLE: Instructor, Social and Behavioral Health Sciences, Center for Tobacco Studies, Rutgers School of Public Health

PRESENT TITLE: Instructor, Social and Behavioral Health Sciences, Center for Tobacco Studies, Rutgers School of Public Health DATE: August 1, 2017 NAME:, MA PRESENT TITLE: Instructor, Social and Behavioral Health Sciences, Center for Tobacco Studies, Rutgers School of Public Health OFFICE ADDRESS: 863 Hoes Lane, Piscataway, NJ

More information

County of Orange HMO B Provider Listing - Primary Care

County of Orange HMO B Provider Listing - Primary Care County of Orange HMO B Provider Listing - Primary Care Num PCP TIN PCP Name PCP Specialty PCP Zip Yes No 1 020590591 HSU GOETHE I INTERNAL MEDICINE 90242 2 200376966 SUNSHINE SAMUEL E FAMILY PRACTICE 92656

More information

Enhancing Van Hiele s level of geometric understanding using Geometer s Sketchpad Introduction Research purpose Significance of study

Enhancing Van Hiele s level of geometric understanding using Geometer s Sketchpad Introduction Research purpose Significance of study Poh & Leong 501 Enhancing Van Hiele s level of geometric understanding using Geometer s Sketchpad Poh Geik Tieng, University of Malaya, Malaysia Leong Kwan Eu, University of Malaya, Malaysia Introduction

More information

Anywhere But Here. Tuesday September 13, 2016, 5-6pm (press preview), 6-9pm (opening)

Anywhere But Here. Tuesday September 13, 2016, 5-6pm (press preview), 6-9pm (opening) bétonsalon Center for Art and Research Anywhere But Here September 14 - November 5, 2016 Tuesday September 13, 2016, 5-6pm (press preview), 6-9pm (opening) Felix González-Torres, Hàm Nghi, Thao Nguyen

More information

Student Government in School Administration: to the Problem of Substantiation

Student Government in School Administration: to the Problem of Substantiation Journal of Siberian Federal University. Humanities & Social Sciences 1 (2014 7) 145-151 ~ ~ ~ УДК 37.062 :35.076.12 Student Government in School Administration: to the Problem of Substantiation Tatiana

More information

Residual Stacking of RNNs for Neural Machine Translation

Residual Stacking of RNNs for Neural Machine Translation Residual Stacking of RNNs for Neural Machine Translation Raphael Shu The University of Tokyo shu@nlab.ci.i.u-tokyo.ac.jp Akiva Miura Nara Institute of Science and Technology miura.akiba.lr9@is.naist.jp

More information

The College of New Jersey Department of Chemistry. Overview- 2009

The College of New Jersey Department of Chemistry. Overview- 2009 The College of New Jersey Department of Chemistry Overview- 2009 Faculty Heba Abourahma John Allison Michelle Bunagan Lynn Bradley Benny Chan Don Hirsh Jinmo Huang David Hunt Stephanie Sen (plus currently

More information

A General Class of Noncontext Free Grammars Generating Context Free Languages

A General Class of Noncontext Free Grammars Generating Context Free Languages INFORMATION AND CONTROL 43, 187-194 (1979) A General Class of Noncontext Free Grammars Generating Context Free Languages SARWAN K. AGGARWAL Boeing Wichita Company, Wichita, Kansas 67210 AND JAMES A. HEINEN

More information

Anatomy and Physiology. Astronomy. Boomilever. Bungee Drop

Anatomy and Physiology. Astronomy. Boomilever. Bungee Drop Anatomy and Physiology 2nd 28 MN Mounds View H.S. 3rd 5 NC William G. Enloe H.S. 4th 20 TX Seven Lakes H.S. 5th 29 NJ West Windsor Plainsboro South 6th 6 NC Raleigh Charter H.S. Astronomy 1st 4 CA Mira

More information

College Pricing and Income Inequality

College Pricing and Income Inequality College Pricing and Income Inequality Zhifeng Cai U of Minnesota and FRB Minneapolis Jonathan Heathcote FRB Minneapolis OSU, November 15 2016 The views expressed herein are those of the authors and not

More information

LNGT0101 Introduction to Linguistics

LNGT0101 Introduction to Linguistics LNGT0101 Introduction to Linguistics Lecture #11 Oct 15 th, 2014 Announcements HW3 is now posted. It s due Wed Oct 22 by 5pm. Today is a sociolinguistics talk by Toni Cook at 4:30 at Hillcrest 103. Extra

More information

The Method of Immersion the Problem of Comparing Technical Objects in an Expert Shell in the Class of Artificial Intelligence Algorithms

The Method of Immersion the Problem of Comparing Technical Objects in an Expert Shell in the Class of Artificial Intelligence Algorithms IOP Conference Series: Materials Science and Engineering PAPER OPEN ACCESS The Method of Immersion the Problem of Comparing Technical Objects in an Expert Shell in the Class of Artificial Intelligence

More information

Lecture Notes on Mathematical Olympiad Courses

Lecture Notes on Mathematical Olympiad Courses Lecture Notes on Mathematical Olympiad Courses For Junior Section Vol. 2 Mathematical Olympiad Series ISSN: 1793-8570 Series Editors: Lee Peng Yee (Nanyang Technological University, Singapore) Xiong Bin

More information

EXECUTIVE SUMMARY. TIMSS 1999 International Science Report

EXECUTIVE SUMMARY. TIMSS 1999 International Science Report EXECUTIVE SUMMARY TIMSS 1999 International Science Report S S Executive Summary In 1999, the Third International Mathematics and Science Study (timss) was replicated at the eighth grade. Involving 41 countries

More information

Eye Level Education. Program Orientation

Eye Level Education. Program Orientation Eye Level Education Program Orientation Copyright 2010 Daekyo America, Inc. All Rights Reserved. Eye Level is the key to self-directed learning. We nurture: problem solvers critical thinkers life-long

More information

EDUCATIONAL DECENTRALIZATION

EDUCATIONAL DECENTRALIZATION EDUCATIONAL DECENTRALIZATION EDUCATION IN THE ASIA-PACIFIC REGION: ISSUES, CONCERNS AND PROSPECTS Volume 8 Series Editors-in-Chief: Dr. Rupert Maclean, UNESCO-UNEVOC International Centre for Education,

More information

Contents: USC Upstate Majors

Contents: USC Upstate Majors Contents: USC Upstate Majors Please click on any link below for advice about coursework you can take at Piedmont Technical College towards both an associate s degree and a bachelor s degree. But be sure

More information

A Study of Successful Practices in the IB Program Continuum

A Study of Successful Practices in the IB Program Continuum FINAL REPORT Time period covered by: September 15 th 009 to March 31 st 010 Location of the project: Thailand, Hong Kong, China & Vietnam Report submitted to IB: April 5 th 010 A Study of Successful Practices

More information

medicaid and the How will the Medicaid Expansion for Adults Impact Eligibility and Coverage? Key Findings in Brief

medicaid and the How will the Medicaid Expansion for Adults Impact Eligibility and Coverage? Key Findings in Brief on medicaid and the uninsured July 2012 How will the Medicaid Expansion for Impact Eligibility and Coverage? Key Findings in Brief Effective January 2014, the ACA establishes a new minimum Medicaid eligibility

More information

Greeley-Evans School District 6 French 1, French 1A Curriculum Guide

Greeley-Evans School District 6 French 1, French 1A Curriculum Guide Theme: Salut, les copains! - Greetings, friends! Inquiry Questions: How has the French language and culture influenced our lives, our language and the world? Vocabulary: Greetings, introductions, leave-taking,

More information

ESOL. La Campana - Fall Goodbye Summer, Hello Fall! Center for Language Assessment (CLA) Bethlehem Area School District

ESOL. La Campana - Fall Goodbye Summer, Hello Fall! Center for Language Assessment (CLA) Bethlehem Area School District Bethlehem Area School District ESOL English for Speakers of Other Languages First grade students at Lincoln Elementary take turns reading original text they added to a wordless book from Reading A-Z. The

More information

QUID 2017, pp , Special Issue N 1- ISSN: X, Medellín-Colombia

QUID 2017, pp , Special Issue N 1- ISSN: X, Medellín-Colombia QUID 2017, pp. 400-404, Special Issue N 1- ISSN: 1692-343X, Medellín-Colombia FEATURES OF TEACHING PROFESSIONALLY ORIENTED VOCABULARY OF STUDENTS IN THE LARGE GROUPS (BY THE EXAMPLE OF FACULTY OF LAW)

More information

From Empire to Twenty-First Century Britain: Economic and Political Development of Great Britain in the 19th and 20th Centuries 5HD391

From Empire to Twenty-First Century Britain: Economic and Political Development of Great Britain in the 19th and 20th Centuries 5HD391 Provisional list of courses for Exchange students Fall semester 2017: University of Economics, Prague Courses stated below are offered by particular departments and faculties at the University of Economics,

More information

#4 Boys 200 Yard Medley Relay Varsity AAA League: 1: Lowell High School A. Chan, J. Bautista, S. Chun, G. Yip Team Relay Finals Time

#4 Boys 200 Yard Medley Relay Varsity AAA League: 1: Lowell High School A. Chan, J. Bautista, S. Chun, G. Yip Team Relay Finals Time City College of San Francisco HY-TEK's MEET MNGER 3.0-4:06 PM 5/1/2010 Page 1 League Championship Meet - 4/24/2010 to 5/1/2010 Results - #1 Girls 200 Yard Medley Relay Junior Varsity League: 2:16.86 2008

More information

MODERNISATION OF HIGHER EDUCATION PROGRAMMES IN THE FRAMEWORK OF BOLOGNA: ECTS AND THE TUNING APPROACH

MODERNISATION OF HIGHER EDUCATION PROGRAMMES IN THE FRAMEWORK OF BOLOGNA: ECTS AND THE TUNING APPROACH EUROPEAN CREDIT TRANSFER AND ACCUMULATION SYSTEM (ECTS): Priorities and challenges for Lithuanian Higher Education Vilnius 27 April 2011 MODERNISATION OF HIGHER EDUCATION PROGRAMMES IN THE FRAMEWORK OF

More information

EXECUTIVE SUMMARY. TIMSS 1999 International Mathematics Report

EXECUTIVE SUMMARY. TIMSS 1999 International Mathematics Report EXECUTIVE SUMMARY TIMSS 1999 International Mathematics Report S S Executive Summary In 1999, the Third International Mathematics and Science Study (timss) was replicated at the eighth grade. Involving

More information

Redirected Inbound Call Sampling An Example of Fit for Purpose Non-probability Sample Design

Redirected Inbound Call Sampling An Example of Fit for Purpose Non-probability Sample Design Redirected Inbound Call Sampling An Example of Fit for Purpose Non-probability Sample Design Burton Levine Karol Krotki NISS/WSS Workshop on Inference from Nonprobability Samples September 25, 2017 RTI

More information

National University of Singapore Faculty of Arts and Social Sciences Centre for Language Studies Academic Year 2014/2015 Semester 2

National University of Singapore Faculty of Arts and Social Sciences Centre for Language Studies Academic Year 2014/2015 Semester 2 National University of Singapore Faculty of Arts and Social Sciences Centre for Language Studies Academic Year 2014/2015 Semester 2 LAG2201 German 2 Course Outline Course coordinators and lecturers A/P

More information

The building blocks of HPSG grammars. Head-Driven Phrase Structure Grammar (HPSG) HPSG grammars from a linguistic perspective

The building blocks of HPSG grammars. Head-Driven Phrase Structure Grammar (HPSG) HPSG grammars from a linguistic perspective Te building blocks of HPSG grammars Head-Driven Prase Structure Grammar (HPSG) In HPSG, sentences, s, prases, and multisentence discourses are all represented as signs = complexes of ponological, syntactic/semantic,

More information

Question 1 Does the concept of "part-time study" exist in your University and, if yes, how is it put into practice, is it possible in every Faculty?

Question 1 Does the concept of part-time study exist in your University and, if yes, how is it put into practice, is it possible in every Faculty? Name of the University Country Univerza v Ljubljani Slovenia Tallin University of Technology (TUT) Estonia Question 1 Does the concept of "part-time study" exist in your University and, if yes, how is

More information

RMIT. Open Day. 10am 4pm Sunday 13 August Bundoora. openday.rmit.edu.au

RMIT. Open Day. 10am 4pm Sunday 13 August Bundoora. openday.rmit.edu.au RMIT Open Day 10am 4pm Sunday 13 August Bundoora openday.rmit.edu.au Open Day at RMIT Bundoora Visit RMIT Open Day at Bundoora and experience our purpose built learning facilities that help develop health,

More information